NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hoá phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
3.2.4.1 . Mục tiêu của biện pháp
Nhằm tạo sự thích thú, hấp dẫn, lôi cuốn cho HS tham gia các HĐ GD KNS. Qua các HĐ đó, các em dần dần được trang bị các KNS, nhận thức tốt về các giá trị KNS, biết vận dụng, ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống. Từ đó, phát triển phẩm chất cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp ở các em.
KNS có nhiều dạng: KN về nhận thức, tư duy; KN thực hành; KN về quan hệ, xử thế... nó diễn ra trên nhiều loại hình HĐ nên cần phải đa dạng các loại hình HĐ nhằm thực hiện GD KNS cho HS và đưa việc rèn luyện KNS trở thành nhu cầu của mỗi HS.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực thực hiện của biện pháp
Loại hình HĐ nào trong nhà trường cũng liên quan đến công tác GD KNS cho HS. Vấn đề là những nhà GD phải biết HĐ đó GD KNS gì cho HS để có những tác động tích cực đến việc rèn luyện của HS.
GV cần đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức, PP tổ chức phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học tạo sự hấp dẫn cho các em. Tạo cơ hội cho HS tham gia trải nghiệm các tình huống, cách HĐ GD KNS.
a. Với các giờ học trên lớp: GV cần mạnh dạn đổi mới nội dung, hình thức HĐ, linh hoạt trong sử dụng PP để triển khai nội dung GD KNS lồng ghép trong dạy học; tăng cường HĐ tập thể gắn liền với HĐ thực tiễn. Sử dụng linh hoạt các PP tổ chức hoạt động GD KNS để gây hấp dẫn cho HS.
b. Đối với các HĐ GD nói chung và HĐ GDNGLL nói riêng cần làm
cho các HĐ trở nên sinh động, thiết thực, gần gũi, không cứng nhắc, máy móc nhằm thu hút HS tham gia một cách tích cực nhất. Các HĐ cần chỉ đạo và triển khai thực hiện là:
- Tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần theo chuyên đề tìm hiểu về các KNS với các hình thức như: hát múa, hùng biện, đóng vai, chơi trò
chơi, câu đố, thi vẽ tranh…để qua đó GD HS về KNS.
- Tổ chức các HD phong phú đa dạng nhân những ngày lễ lớn trong năm, bằng các HĐ như hội chợ quê, hội diễn văn nghệ, thi các trò chơi dân gian, tham quan dã ngoại,... tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế. Qua các HĐ này nhằm hình thành tính tổ chức, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng và rèn các kỹ năng sống.
- Tổ chức triển khai giảng dạy tài liệu chuyên đề GD nếp sống văn minh cho HS, để HS được tiếp thu những giá trị truyền thống của người Việt Nam trong nếp sống, phong cách, giao tiếp ứng xử, trong giao lưu, hội nhập quốc tế...
- Tổ chức cho HS tham gia các HĐ từ thiện, nhân đạo, GD tinh thần
“Lá lành đùm lá rách”... qua đó hình thành ở các em cuộc sống có nghĩa, có tình, luôn đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tạo điều kiện để các em được rèn luyện, bộc lộ những giá trị sống của mình đã lĩnh hội được.
- Tổ chức cho H S tham gia các H Đ xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó, HS được tham gia chăm sóc các di tích lịch sử, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, GD những giá trị truyền thống yêu nước,
đạo lý uống nước nhớ nguồn.
- Tổ chức tuyên truyền GD pháp luật cho HS, GD ý thức chấp hành luật giao thông, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội, phổ biến nội quy nhà trường.
c) Xây dựng nội dung GD KNS thành một môn học độc lập và đưa vào chương trình giảng dạy ở chương trình 2 buổi ngày
Đào tạo về Hướng dẫn triển khai dạy học cả ngày ở trường Tiểu học từ năm học 2016 – 2017: HS tiểu học được học tối đa 7 tiết/ ngày (sáng 4 tiết, chiều 3 tiết) ở buổi thứ nhất tập dạy các tiết học theo quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ở buổi thứ hai gồm các tiết học theo quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ - BGD ĐT chưa dạy ở buổi thứ nhất và các tiết tăng cường, tiết tự chọn, các hoạt động giáo dục khác. Như vậy Hiệu trưởng có thể biên chế tiết dạy KNS vào chương trình buổi 2 cho học sinh. Thời lượng 1 tiết/tuần.
Để thực hiện được biện pháp này, nhà trường căn cứ vào hệ thống mục tiêu và nội dung đã xác định trong kế hoạch dài hạn về KNS của nhà trường, với điều kiện và đặc điểm HS của trường thiết kế khung chương trình, định hướng kiến thức, kĩ năng giảng dạy KNS chung trong trường giúp GV có điểm tựa để xây dựng các bài tập hợp lí, có tính kế thừa giữa các khối lớp.
d) Tổ chức các câu lạc bộ rèn KNS, tăng cường hoạt động trải nghiệm GD KNS qua việc tổ chức các câu lạc bộ tạo ra sự kích thích, hứng thú rất lớn cho HS. Với hình thức này, HS được tham gia, được HĐ trực tiếp với tập thể với vai trò là một bộ phận. Đặc biệt, HS được trải nghiệm, được học hỏi thêm các KN cần thiết một cách tự nhiên và hiệu quả. Xây dựng các câu lạc bộ với những kĩ năng rèn luyện tương ứng được thể hiện như bảng sau:
Bảng : 3.1 Câu lạc bộ rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học
STT Câu lạc bộ
1 Câu lạc bộ Sao nhi đồng
2 Câu lạc bộ nghệ thuật (Câu
lạc bộ Tiếng hát Hoa phượng đỏ, câu lạc bộ Hội họa...
bộ Bóng đá, Cờ vua….
4 Câu lạc bộ học thuật (Câu lạc bộ Em yêu khoa học, chữ nết người, Em là Toán học, d Em yêu Tiếng Việt….
Khi tổ chức các câu lạc bộ rèn KNS cho HS, hiệu trưởng cần lưu ý tiến hành các bước sau đây để hoạt động của các câu lạc bộ đạt hiệu quả:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động câu lạc bộ: xác định mục tiêu hoạt động, hình thức, nội dung hoạt động, nhiệm vụ, nội quy …
+ Tập hợp học sinh theo các câu lạc bộ theo nhu cầu học sinh.
+ Huấn luyện, giao nhiệm vụ cho các học sinh câu lạc bộ: Tổng phụ trách Đôi, giáo viên thể dục, giáo viên âm nhạc…
+ Giám sát quá trình hoạt động rèn luyện kĩ năng của các câu lạc bộ
+ Tổng kết hoạt động các câu lạc bộ.
Hình thức rèn KNS thông qua HĐ các câu lạc bộ nhóm rất hay và thiết thực. Tuy Nhiên, để HĐ trở thành một trong những phương thức GD KNS cho HS ở trường tiểu học thì CBQL nhà trường phải quan tâm sâu sắc, kiểm soát, giám sát chặt chẽ. Bởi, đây không phải chỉ đơn thuần là một bài học trên lớp mà là những HĐ gắn liền với những trải nghiệm của HS nên có ảnh hưởng đến tình cảm, thái độ, ý chí và nhân cách HS.
3.2.4.2. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Điều kiện về pháp lí: Hiệu trưởng cần nghiên cứu kĩ các văn bản pháp lí để cân đối hệ thống bài dạy, chương trình dạy KNS phù hợp với đặc điểm tình hình trường, đặc thù học sinh. Ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện đồng bộ.
Điều kiện về nhận thức : Giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên về vai trò, nghĩa vụ của mình khi tham gia GD KNS theo phương thức mới.
Điều kiện về cơ sở vật chất: Để thực hiện tốt các biện pháp trên, CBQL cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đầu tư CSVC nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Việc đầu tư CSVC, trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ góp phần vào việc phát triển công tác GD KNS cho HS. Nhà trường phải xác định thực trạng và nhu cầu về CSVC thiết bị dạy học, chủ động xây dựng kế hoạch trang bị CSVC, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình phát triển và mục tiêu đặt ra của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức HĐ GD KNS cho học sinh tiểu học.