Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 100 - 104)

NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế QL phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung và nhiệm vụ của các biện pháp được thuận lợi hơn. Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các LLGD, một mặt là tạo dựng ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa các LLGD, mặt khác tạo ra sự thống nhất, liên tục trong quá trình giáo dục về các mặt thời gian, không gian.

3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện của biện pháp

Biện pháp tập trung vào việc xác định các cơ chế phối hợp giữa các LLGD; xây dựng một môi trường tự GD để GD KNS cho HS.

- Cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình:

Nhà trường đóng vai trò chủ đạo của HĐ phối hợp; Hiệu trưởng thông qua đội ngũ GVCN để tổ chức, quản lý HĐ phối hợp này. Như vậy Hiệu trưởng chỉ QL, chỉ đạo HĐ phối hợp này ở góc độ vĩ mô, còn GVCN lớp là

người trực tiếp đứng ra chủ trì HĐ phối hợp theo đơn vị lớp, theo các cách thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp.

Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS có thể tổ chức theo các con đường và theo các hình thức khác nhau như:

- Xây dựng mối liên hệ trực tiếp giữa nhà trường và gia đình theo các hình thức sau:

+ Tổ chức họp toàn thể cha mẹ HS , đây là một hình thức liên hệ phổ biến và rộng rãi nhất giữa GVCN với CMHS, được các nhà trường thường xuyên áp dụng. Số lượng cuộc họp và thời gian tổ chức cuộc họp toàn thể CMHS được các nhà trường ấn định tùy theo tình hình thực tiễn, nhưng về cơ bản là được tổ chức định kỳ.

+ Thăm gia đình HS: Qua việc thăm gia đình HS, GVCN nắm được tình hình giáo dục HS hay giáo dục kĩ năng sống cho HS tại gia đình, nắm thêm điều kiện, hoàn cảnh sống, học tập của HS để có được phương pháp giáo dục thích hợp với từng HS.

+ Mời CMHS đến trường: Hình thức này thường được Hiệu trưởng hay GVCN sử dụng để thông báo tình hình học tập và tu dưỡng đạo đức của cá nhân HS đó để CMHS nắm được, mặt khác hai bên cùng nhau bàn bạc, tìm tòi những biện pháp thích hợp để giáo dục HS có hiệu quả hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng hình thức này mà chỉ sử dụng nó khi thật cần thiết,

đồng thời phải làm công tác tư tưởng để CMHS hiểu đúng, hiểu đầy đủ mục đích và ý nghĩa của việc mời này.

- Xây dựng mối liên hệ gián tiếp giữa nhà trường và gia đình theo các hình thức sau:

+ Sử dụng sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình: Đây là một hình thức liên hệ gián tiếp khá hữu hiệu giữa nhà trường và gia đình HS.. Để áp

dụng hình thức này thì GVCN cần có kế hoạch định kỳ thông báo kết quả học tập, GD và GD KNS của HS cho CMHS. Cùng với việc thông báo kết quả, GVCN phải có những nhận xét đánh giá toàn diện, phản ánh được những tiến bộ hay những tồn tại của HS, kèm theo những kiến nghị với gia đình.

+ Trao đổi thư từ hoặc điện thoại cho CMHS, đây là một hình thức phối hợp giữa nhà trường với CMHS, hình thức này được sử dụng để thông báo tới CMHS tình hình của HS trong những trường hợp đột xuất.

+ Nhà trường tổ chức phối hợp với gia đình HS thông qua Ban đại diện CMHS: Ban đại diện CMHS nhà trường là một tổ chức quần chúng do CMHS bầu ra dưới sự tư vấn và hỗ trợ của nhà trường. Ban này đại diện cho CMHS thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của CMHS trong việc giáo dục HS. Chức năng cơ bản của Ban đại diện CMHS nhà trường là tổ chức tốt các hoạt động phối hợp với nhà trường, với xã hội để giáo dục HS. Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của ngành GD-ĐT và

của nhà trường tới CMHS, để họ hiểu, ủng hộ và tự giác thực hiện trách nhiệm của gia đình.

- Cơ chế phối hợp giữa nhà trường với xã hội:

Nhà trường và xã hội có thể tổ chức phối hợp với nhau trong việc giáo dục KNS cho học sinh theo một số cách thức sau

+ Xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh ở cộng đồng dân cư

+ Tạo ra một quá trình giáo dục thống nhất và liên tục về các mặt thời gian, không gian.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa GD của Đảng và Nhà nước, nhà trường cần phải tranh thủ, tận dụng, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực để biến HĐGD HS thành nhiệm vụ của toàn dân và toàn xã hội.

- Cơ chế phối hợp giữa gia đình với xã hội:

trường tổ chức các phong trào, các HĐ hay các sân chơi lành mạnh cho HS để thu hút các em vào các HĐ bổ ích giúp cho các em có KN tránh bị các phần tử xấu trong xã hội lôi kéo. Gia đình phải tích cực kết hợp với các LLXH

ở địa phương để GD con em mình, bằng việc khuyến khích, tạo điều kiện để

các em tích cực tham gia vào các HĐ do các LLXH đứng ra tổ chức. Bản thân cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình HS phải làm gương, qua việc chấp hành mọi chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật do Đảng, Nhà Nước, các quy định của địa phương.

- Xây dựng môi trường tự giáo dục trong HS:

“Chiến thắng vẻ vang nhất là chiến thắng chính bản thân mình” (Các Mác). Do đó GVCN xây dựng môi trường tự giáo dục, vai trò của các nhóm bạn, nhóm học tập là không nhỏ, trong việc rèn luyện và GD KNS cho HS, nên GVCN cần biết tận dụng và phát huy tính tích cực của các nhóm bạn nói trên.

3.2.5.2 Điều kiện thực hiện biện pháp

Trong việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các LLGD, để cơ chế không mang tính hình thức và sát với thực tiễn thì nhà trường chú ý làm tốt một số vấn đề sau:

- Người tổ chức, chủ trì các hình thức phối hợp trực tiếp giữa nhà trường và gia đình HS cần xác định rõ mục tiêu, nội dung của buổi làm việc, hình thức tổ chức phong phú, sinh động, nội dung thiết thực.

- Để xây dựng môi trường GD lành mạnh ở cộng đồng dân cư thì mỗi thành viên của các LLXH tham gia công tác GD KNS cho HS phải là một tấm gương đối với các em. Nhà trường kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền và chính quyền các địa phương kiểm soát các tụ điểm vui chơi

không lành mạnh trên các khu vực dân cư để hạn chế các tác động tiêu cực của xã hội tới HS.

- Để xây dựng được môi trường tự giáo dục trong HS, GVCN phải thường xuyên theo dõi HĐ của các nhóm bạn dựa vào HS cùng lớp, dựa vào thông tin hai chiều với CMHS, với cộng đồng dân cư của địa phương nơi HS cư trú, từ đó có những điều chỉnh uốn nắn kịp thời.

3.2.6. Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên v à Đội TNTP HồChí Minh trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 100 - 104)