Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên và Đội TNTP Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sin h

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 104 - 106)

NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.2.6. Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên và Đội TNTP Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sin h

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Phát huy vai trò của tuổi trẻ, Đoàn viên GV, Đội TNTP Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng cốt cùng với nhà trường tổ chức các HĐ GDNGLL, thực hiện mục tiêu GD, đào tạo các em HS thành những con người phát triển toàn diện; phát huy được sức sáng tạo, nghị lực của tuổi trẻ; tạo sân chơi an toàn, bổ ích, góp phần GD KNS, trang bị cho đội viên nền tảng kiến thức vững vàng; giúp cho các em tự tin, chủ động trong học tập và rèn luyện.

3.2.6.2. Nội dung, cách thức thực hiện của biện pháp

Trong nhà trường phổ thông nói chung, trường tiểu học nói riêng việc GD KNS cho HS được thể hiện trên nhiều mặt HĐ trên lớp, HĐ ngoại khoá và các hình thức GD khác. Cái lợi thế nhất trong HĐ GD của chúng ta đó là HĐ của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các tổ chức này có nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng sống; rèn luyện cho các em nền nếp, tác phong, tư cách đạo đức; hướng các em vào tất cả vào các HĐ văn hóa xã hội, thể dục thể thao và nhiều phong trào khác để giúp các em trở thành những con người tiến bộ và phát triển toàn diện.

Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và lãnh đạo nhà trường, tổ chức Đoàn, Đội phối hợp với GV, đặc biệt là GV chủ nhiệm lớp triển khai nhiệm vụ GD đạo đức, lối sống, rèn luyện KNS cho HS bằng nhiều biện pháp với nhiều hình thức đa dạng phong phú.

học nhà trường chỉ đạo các tổ chức Đoàn, Đội tổ chức cho các em học tập và tìm hiểu về truyền thống nhà trường, truyền thống quê hương, đất nước, giáo dục niềm tự hào dân tộc, giáo dục về mục đích, ý nghĩa của Ngày khai giảng, Lễ chào cờ ; hướng dẫn học sinh tập hát Quốc ca, Đội ca; tuyên truyền, kể chuyện ôn lại truyền thống lịch sử về những ngày kỷ niệm lớn của đất nước; thi kể chuyện về tấm gương đạo đức, phong cách Bác Hồ, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, tham quan nhà Bảo tàng và Khu di tích lịch sử…

Tổ chức Đoàn, Đội cần có kế hoạch giáo dục về ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường sống cho các em, thông qua những buổi sinh hoạt chuyên đề, tuyên truyền về cách phòng, chống các căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh như: cong vẹo cột sống, cận thị, bệnh sởi, tác hại của thuốc lá, tham gia hội thi tìm hiểu về quyền trẻ em.

Tổ chức Đoàn, Đội phải luôn chú trọng đến biện pháp nêu gương để giáo dục các em, lấy hành vi tốt đẹp của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để làm gương là một trong những phương pháp hữu hiệu để giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi của học sinh.

Nhà trường cần thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường do tổ chức Đoàn, Đội làm nòng cốt để giải đáp thắc mắc về tâm sinh lý lứa tuổi tạo cho các em tâm lý thoải mái, cởi mở. Thông qua hoạt động tư vấn tâm lý lứa tuổi các em có sự tự tin và được sự lắng nghe, định hướng của các thầy cô giáo và các anh chị phụ trách Đoàn, Đội.

Tổ chức Đoàn, Đội ở các trường tiểu học cần chú trọng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao … để các em có môi trường phát triển toàn diện về trí, lực, thẩm mĩ.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần xác định rõ công tác GD KNS là một công tác của nhà trường, của các lực lượng giáo dục nhằm xây dựng ý thức cộng đồng trách

nhiệm, tinh thần phối hợp nhịp nhàng tạo hiệu quả giáo dục cao. Do vậy, người Hiệu trưởng cần phải có biện pháp đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu GD KNS cho học sinh giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 104 - 106)