Tình hình phát triển Giáo dục – Đào tạo thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

Bình Định

Ngành GD thành phố hiện có 103 trường với tổng số 55.906 HS. Ngoài ra trên địa bàn có 39 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập đang hoạt động. Theo Báo cáo số: 727 /BC-GDĐT ngày 03 tháng 12 năm 2019 về Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 của Ngành GD&ĐT thành phố Quy Nhơn

2.2.2.1 . Kết quả đạt được

Năm 2019, toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện tốt các nội dung theo định hướng Chương trình hành động của Thành ủy đối với Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ; đã đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong QL và dạy học, trong đó tập trung khai thác các phần mềm hiện có và đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin.

mới trên địa bàn thành phố, trong đó trọng tâm xây dựng Đề án tổ chức dạy 2 buổi/ ngày đối với HS tiểu học trên địa bàn thành phố để triển khai thực hiện từ năm học 2020 – 2021 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Chất lượng GD có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng chăm sóc, GD trẻ được quan tâm, chất lượng GD đại trà và GD mũi nhọn ở GD phổ thông được nâng cao. Thực hiện tốt việc đổi mới PP và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tiếp tục tăng cường;

Công tác kiểm định chất lượng GD và xây dựng trường chuẩn Quốc gia, Công tác phổ cập GD được các trường triển khai tích cực, hiệu quả: 43/72 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ: 59,7%), 41 trường đạt kiểm định chất lượng.

Công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV được quan tâm; 100% giáo viên cấp mầm non, cấp Tiểu học và THCS đạt chuẩn; trong đó, vượt chuẩn mầm non đạt tỷ lệ 87,98%; vượt chuẩn tiểu học đạt tỷ lệ 98,31%; vượt chuẩn THCS đạt tỷ lệ 97,71%.

Công tác xã hội hóa GD được đẩy mạnh; chỉ đạo tích cực vận động các em bỏ học trở lại trường. Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra trường học theo kế hoạch nhiệm vụ năm học. Thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài; biểu dương, khen thưởng kịp thời các giáo viên, sinh viên, học sinh đạt thành tích cao trong việc dạy và học; đồng thời hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nỗ lực vươn lên trong học tập.

2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa bàn còn gặp một số khó khăn nhất định do điều kiện về khoảng cách địa lý, số lớp, số học sinh chưa phù hợp; một số địa bàn có số học sinh khá lớn nhưng không có quỹ đất để đầu tư xây dựng bổ sung phòng học đáp ứng nhu cầu phát triển trong

những năm tiếp theo;

- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một bộ phận học sinh lười học, vi phạm kỷ luật do công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa hiệu quả;

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học tuy được quan tâm

đầu tư nhưng vẫn còn thiếu do số lượng trường, lớp khá lớn nên nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất hằng năm cao, phải đầu tư dàn trải trong nhiều năm; việc huy động các nguồn lực khác còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)