Điều kiện sống của học sinh 2.6 Sự hiểu biết của PHHS về KNS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 85 - 89)

9 Thăm dò ý kiến của phụ huynh học sinh và

2.5 Điều kiện sống của học sinh 2.6 Sự hiểu biết của PHHS về KNS

2.6 Sự hiểu biết của PHHS về KNS 2.7 CSVC phục vụ công tác GD KNS 2.8 Công tác thanh tra, kiểm tra

Nguyên nhân khách quan nghĩa là nguyên nhân ko phải do chủ thể tạo ra, ngoài nguyên nhân chủ quan như chúng tôi đã nêu ở trên thì tỷ lệ chọn qua

8 nguyên nhân khách quan được tổng hợp ở bảng 2.16 cũng rất cao (trên

82.7%). Có thể đánh giá về các nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế của hoạt động GD KNS trong các nhà trường như sau:

Do cách đánh giá nhà trường, đánh giá CBQL, GV, đánh giá HS của ngành, của xã hội chủ yếu căn cứ vào kết quả hoạt động dạy - học văn hóa trên lớp, đã khiến các nhà trường chỉ tập trung vào hoạt động này, ít quan tâm đến công tác GD KNS. Bên cạnh đó, do tác động mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, nguyên nhân sâu xa là tình trạng vô cảm của con người dưới sự tác động của khoa học-công nghệ, của lối sống tiêu thụ, thực dụng.

Văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện GD KNS của Bộ GD&ĐT

[11] ban hành dùng chung cho các cấp học, chưa cụ thể không đáp ứng được yêu cầu quản lí công tác GD KNS trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do quản lí chỉ dựa vào trình độ, kinh nghiệm của các trường tiểu học, thiếu đồng bộ, khó đảm bảo chất lượng. Chương trình GD KNS chưa cụ thể, chưa có các giải pháp đồng bộ, đội ngũ GV hầu hết chưa được đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng về GD KNS. Việc đầu tư CSVC cho công tác GD KNS chưa được quan tâm làm ảnh hưởng đến việc GD KNS cho HS.

HS sinh sống ở vùng đảo, bán đảo, ngoại thành ngại giao tiếp, khả năng tư duy độc lập, tư duy sáng tạo của HS hạn chế. Một số phụ huynh HS hiểu biết về vấn đề này c hưa cao nên chưa phối hợp với nhà trường trong việc GD KNS cho HS. Công tác kiểm tra chưa thường xuyên nên không thúc đẩy được quá trình GD KNS, GV ít có điều kiện học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau.

Tiểu kết chương 2

Theo kết quả khảo sát chính thức với bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp đạt điều kiện sử dụng với độ tin cậy của giá trị trả lời, người nghiên cứu đã trình bày và phân tích thực trạng hoạt động GD KNS, thực trạng quản lí công tác GD KNS cũng với việc đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động GD KNS. Căn cứ vào kết quả phân tích, khảo sát có thể rút ra kết luận sau:

Từ nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động GD KNS cho học sinh, các trường tiểu học đã dành sự quan tâm cho GD KNS. Nhờ vậy, hoạt động GD KNS trong các trường tiểu học từ lâu nay là công tác thường xuyên, được tổ chức với nhiều hình thức phong phú và thực hiện đầy đủ.

Tuy nhiên, việc quản lí công tác GD KNS của các trường Tiểu học hiện nay còn nhiều hạn chế vì nội dung GD KNS chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa phát triển theo hướng đồng tâm. Phương pháp và hình thức tổ chức GD KNS còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt (chủ yếu là dạy tích hợp), phụ thuộc nhiều vào chương trình giảng dạy các môn học. Cán bộ quản lý, GV chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc xây dựng kế hoạch, nhà trường vẫn còn nặng nề về dạy kiến thức của môn học, chưa chú ý đến kiến thức về GD KNS. Kế hoạch GD KNS chưa được chi tiết, cụ thể còn mang tính chung chung, chưa rõ ràng. Các hình thức GD KNS có tác động tích cực đối với việc rèn luyện những KNS vẫn chưa được sử dụng nhiều, chưa đổi mới phương pháp GD KNS, chủ yếu tập trung cung cấp lí thuyết, chưa đáp ứng xu thế coi trọng thực hành nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, yêu cầu giáo dục HS phát triển toàn diện về kiến thức, năng lực và phẩm chất.

Việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc GD KNS cho HS chưa được tốt do hiệu trưởng chưa xây dựng được kế hoạch riêng cho nhà trường về quản lý HĐGD KNS.

Tóm lại, GD KNS, nếu được tổ chức tốt sẽ là môi trường thuận lợi sẽ làm cho mối quan hệ thầy trò thêm gắn bó, HS biết giúp đỡ nhau trong học tập, xây dựng một tập thể đoàn kết. Bằng nhiều nội dung, hình thức, với chủ đề hoạt động đa dạng, đề cập nhiều vấn đề đời sống xã hội của đất nước và quốc tế, sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến chất lượng học tập và rèn luyện của HS. Qua đó nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm và các KNS của HS, hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, ý thức trách nhiệm công dân, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HD.

Quản lí công tác GD KNS là quản lí một loại hình HĐ GD có nhiều nội dung, có phương pháp tổ chức đa dạng, chứa đựng nhiều sự tương tác giữa các bộ phận và nhiều cá nhân nên nó chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố nhận thức của các đối tượng và sự tuân thủ các quy định của GD KNS có tác động, ảnh hưởng mạnh nhất đến độ thành công của quản lí công tác GD KNS.

Thực trạng quản lí công tác GD KNS cho học sinh tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là cở sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp QL công tác GD KNS cho học sinh tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w