Xây dựng hệ thống tiêu chi đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 116 - 121)

II Công tác GDKNS cho HS của giáo viên chủ nhiệm

7 Xây dựng hệ thống tiêu chi đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh

giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác giáo dục kĩ năng sống

3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất:Theo kết quả ở bảng trên Theo kết quả ở bảng trên

100% ý kiến cho rằng biện pháp “Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội

dung, đa dạng hoá PP và hình thức tổ chức HĐ GD KNS cho HS tiểu học” là

rất cần thiết. Tiếp theo, xếp thứ 2 là các biện pháp “Kiện toàn bộ máy QL

Như vậy, trong các biện pháp nêu trên, biện pháp “Tăng cường chỉ đạo

đổi mới nội dung, đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD KNS cho HS tiểu học” là rất cần thiết, có ý nghĩa nhất vì đ ể đẩy mạnh

công tác GD KNS, nâng cao hiệu quả GD KNS thì CBQL phải hoạch định chiến lược, đưa GD KNS thành một môn học độc lập. Có như thế, HS mới có thêm thời gian thực hành, trải nghiệm các KN được GD, chuyển kiến thức thành KN của bản thân. Biện pháp này về căn bản là cần thiết cho QL công tác GD KNS cho HS tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp “Xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lí công tác GD KNS cho

HS thông qua kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của nhà trường” có ý nghĩa quan

trọng, quyết định sự thành công của công tác quản lý GDKNS cho HS vì đây là hoạt động vạch ra con đường đi cụ thể rõ ràng để các lực lượng thực hiện, tổ chức các hoạt động GDKNS cho HS theo đúng mục tiêu, có thiết kế tốt thì thực hiện thi công mới đạt hiệu quả. Đây là biện pháp quan trọng, tạo điều kiện để cho tất cả các biện pháp được thực hiện một cách đồng bộ.

Trong thực tế hiện nay, cơ chế thị trường với những chính sách đổi mới mở cửa thông thoáng, bên cạnh những nhân tố tích cực, tâm huyết với sự nghiệp G D , quan tâm đến vấn đề GD KNS, vẫn còn một số bộ phận tập thể, cá nhân không quan tâm đến việc GDKNS cho HS nên biện pháp "Xây dựng

và hoàn thiện cơ chế quản lí phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GD KNS cho HS tiểu học” là rất cần thiết, mang tính then chốt để tạo nên chất

lượng và hiệu quả cao cho công tác quản lý GDKNS cho HS.

Các biện pháp còn lại cũng không kém phần cần thiết vì chúng sẽ tạo điều kiện để nhà quản lý phát huy được sức mạnh tổng hợp, tổ chức HĐ GDKNS cho HS một cách toàn diện, đạt hiệu quả cao. Các biện pháp này là những mắt xích không thể thiếu của quá trình GD KNS cho HS tiểu học, kết hợp với các biện pháp khác làm cho quá trình GDKNS cho HS được hoàn

thiện, đáp ứng mục tiêu GD những con người phát triển toàn diện.

3.4.2 . Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Những biện pháp QL công tác GDKNS cho HS tiểu học thành phố Quy Nhơn chúng tôi đề xuất đã được lấy ý kiến, đa số CBQL, GV đều cho rằng mức độ khả thi là khá cao. Có thể sắp xếp mức độ từ cao xuống thấp như sau:

Một là: “Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức HĐ GD KNS cho HS tiểu học” ;

Hai là “Kiện toàn bộ máy quản lý công tác GD KNS và nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện công tác GD KNS ở trường tiểu học” và “Xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lí công tác GD KNS cho HS thông qua kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của nhà trường”

Ba là: “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lí phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GD KNS cho HS tiểu học”

Bốn là: “Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu GD KNS cho HS theo đúng quy định của Ngành và phù hợp với điều kiện nhà trường” và “Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn TN là GV và Đội TNTP HCM trong công tác GD KNS cho HS ”

Năm là : “Xây dựng hệ thống tiêu chi đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác GD KNS”

Nhìn chung, các biện pháp được đánh giá mức độ khả thi cao. Điều này chứng tỏ yếu tố tri thức, kế hoạch hoá, phối hợp các lực lượng GD,.. là các yếu tố cấp thiết và được quan tâm hàng đầu. Rõ ràng công tác GDKNS cho HS không phải là nhiệm vụ của riêng nhà trường mà là của toàn xã hội, trong đó nhà trường có vai trò chủ đạo liên hệ, phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tác tổ chức đoàn thể, PHHS. Nhà trườ ng cầ n có những giải pháp đồng bộ tạo nên hiệu quả trong việc GDKNS cho HS, góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện.

Tiểu kết Chương 3

Trong điều kiện xã hội nhiều biến động phức tạp, công tác GD KNS cho HS đã đặt ra cho các nhà QL, các LLGD, các tổ chức xã hội nhiều nhiệm vụ phải giải quyết. Nhà QL phải năng động, sáng tạo, phát huy mọi nguồn lực, huy động mọi lực lượng để tiến hành nhiều biện pháp trong công tác GDKNS vì một môi trường xã hội lành mạnh để con người phát triển toàn diện. Những biện pháp chủ yếu trên được lựa chọn dựa trên yêu cầu thực tế, góp phần tích cực giải quyết các điểm yếu đang tồn tại trong thực tế QL công tác GDKNS cho HS tiểu học thành phố Quy Nhơn. Có thể nói đó là hệ thống các biện pháp chủ yếu nhất có liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề cơ bản trong công tác GD KNS của thành phố. Thực hiện tốt các nhóm biện pháp trên thì nhà trường sẽ GD được KNS cần thiết cho HS, phòng chống được các tệ nạn xã hội đang từng ngày thâm nhập vào học đường, sẽ tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển nhân cách của HS. Các biện pháp được thực hiện tập trung, đồng bộ từ nhận thức đến hành động, trên cơ sở xây dựng một cơ chế QL điều hành hiệu quả, kế hoạch được xây dựng cụ thể, rõ ràng, đúng mục tiêu, thu hút mọi lực lượng và các tổ chức xã hội tham gia, khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lực vào sự nghiệp GD để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDKNS cho HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 116 - 121)