NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học
trường tiểu học
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Thông qua thực hiện biện pháp, đội ngũ CB, GV và các LLXH nhận thức được vai trò của hoạt động GD KNS, xác định được trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc tổ chức GD KNS cho HS; Nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao năng lực GD KNS cho HS của đội ngũ CB, GV, CMHS…
3.2.2.2 Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp
Để thực hiện biện pháp nhà trường cần thực hiện 2 nhiệm vụ:
a. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các LLGD trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của công tác giáo dụAc kĩ năng sống cho HS.
+ Tổ chức học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung GD KNS, để đội ngũ CB, GV hiểu rõ vị trí, vai trò của công tác GD KNS, thấy được trách nhiệm của họ trong công tác này.
+ Tổ chức cho các LLGD được tham gia các buổi báo cáo tình hình thời sự, chính trị trong và ngoài nước, tình hình địa phương để giúp các LLGD xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình, tích cực tham gia quản lý công tác GD KNS cho HS cùng với nhà trường và gia đình HS.
+ Tổ chức hội thảo chuyên đề về việc GD KNS về ý nghĩa, vai trò và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về các vấn đề G D K N S , tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở những trường tiêu biểu, giúp GV có thêm kiến thức khác ngoài xã hội và KN tổ chức HĐ.
b. Bồi dưỡng CBQ L, GV có đủ năng lực QL và thực hiện thông qua việc thực hiện một số nội dung sau:
dung bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả. Đa dạng hoá các hình thức, phương pháp, phương tiện bồi dưỡng, đánh giá năng lực của đội ngũ CBQL-GV.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL-GV các nhà trường được cụ thể hoá bởi đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL-GV. Các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL-GV cần được đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và phương thức bồi dưỡng. Triển khai công tác đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL-GV của nhà trường. Đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng CBQL-GV.
+ Lấy đổi mới PP dạy và học làm động lực, tăng cường biên soạn chương
trình học tập hướng tới mục tiêu phát huy nội lực tự học - tự làm - sáng tạo của người học, người dạy hướng vào mục tiêu phát triển năng lực HS.
+ Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức GD KNS trong các HĐ dạy học, GD ở tiểu học:
+ Tổ chức các chuyên đề đổi mới PP GD KNS, các mô hình điểm để GV học tập.
- Bồi dưỡng năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn cho cán bộ, GV và các LLGD trong nhà trường để thực hiện hiệu quả việc GD KNS trong HD dạy học, GD ở tiểu học
3.2.2.3 Điều kiện thực hiện biện pháp
- Khi thực hiện nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện GD KNS ở, nhà trường cần phối hợp các tổ chức xã hội, các chuyên gia về GD KNS.
- Các LLGD trong nhà trường cần có ý thức trách nhiện trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ là điều kiện đảm bảo xuyên suốt quá trình đổi mới và phát triển của từng nhà trường.