Hợp đồng quản lý

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 103 - 104)

- Khái niệm

Hợp đồng quản lý là môt hình thức thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài, trong đó một công ty sẽ cung cấp cho một công ty khác kinh nghiệm chuyên môn về quản lý trong một thời gian xác định. Ngƣời cung cấp chuyên môn thƣờng đƣợc trả thù lao dƣới hình thức một khỏan tiền trả một lần hay trả phí thƣờng xuyên dựa trên tổng doanh thu bán hàng. Những hợp đồng kiểu nhƣ vậy thƣờng thấy trong các ngành phục vụ công cộng ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển.

99

Thông qua hợp đồng quản lý, công ty có thể khai thác đƣợc cơ hội kinh doanh quốc tế mà không cần phải lo lắng về một phần lớn tài sản cố định của mình trƣớc những rủi ro. Công ty có thể nâng cao uy tín của mình thông qua công việc quản lý tại nƣớc sở tại. Nếu phƣơng pháp quản lý của công ty thành công, điều này sẽ tạo ra tiếng tăm của công ty đối với thị trƣờng nƣớc sở tại. Thông qua chuyên gia quản lý của mình, công ty có thể gây ảnh hƣởng đến các quyết định của bên thuê quản lý nhằm đem lại lợi ích cho công ty.

- Nhược điểm của hợp đồng quản lý

Hợp đồng quản lý cũng đặt ra những vấn đề quan trọng đối với công ty. Mặc dù hợp đồng quản lý không yêu cầu phải đầu tƣ tài sản vật chất nhƣng đòi hỏi công ty phải phân bố lại nguồn nhân lực trong một khoản thời gian nhất định. Điều này có thể gây ảnh hƣởng đến tất cả hoạt động của toàn công ty, lẫn cá nhân chuyên gia quản lý đƣợc cử ra nƣớc ngoài. Mặt khác, khi thực hiện hoạt động quản lý ở nƣớc ngoài, công ty đã góp phần nuôi dƣỡng đối thủ cạnh tranh trong tƣơng lai. Sau khi học đƣợc cách làm thế nào để tiến hành một số công việc nhất định, bên thuê quản lý có thể sẽ có đƣợc những kỹ năng, kinh nghiệm cho phép họ cạnh tranh lại với công ty đã giúp họ. Rõ ràng là các công ty cần phải cân nhắc giữa phần lợi ích từ hợp đồng quản lý với các tổn thất có thể xảy ra khi có thêm một đối thủ mới.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 103 - 104)