Các loại chiến lƣợc kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 66 - 70)

Các công ty sử dụng 4 chiến lƣợc cơ bản để cạnh tranh trong môi trƣờng quốc tế: chiến lƣợc quốc tế, chiến lƣợc đa nội địa, chiến lƣợc toàn và chiến lƣợc đa quốc gia. Mỗi một chiến lƣợc đều có những ƣu và nhƣợc điểm. Mỗi một chiến lƣợc sẽ có một sự thích nghi khác nhau đối với các mục tiêu giảm chi phí và đáp ứng địa phƣơng.

* Chiến lược quốc tế

Các công ty theo đuổi chiến lƣợc quốc tế sẽ cố gắng tạo ra giá trị bằng cách đƣa các kỹ năng giá trị và các sản phẩm đến thị trƣờng nƣớc ngoài, nơi mà các nhà cạnh tranh bản địa thiếu những kỹ năng và sản phẩm này. Hầu hết các công ty quốc tế tạo ra giá trị bằng cách đƣa các sản phẩm khác biệt đã phát triển tại thị trƣờng nội địa ra thị trƣờng quốc tế. Họ hƣớng về chức năng tập trung phát triển sản phẩm tại nội địa (thí dụ: R&D). Tuy nhiên, họ đồng thời cũng hƣớng về việc thiết lập chức năng sản xuất và marketing cho mỗi một thị trƣờng chính mà họ kinh doanh. Nhƣng trong khi họ có thể đảm nhận chiến lƣợc sản xuất sản phẩm theo yêu cầu địa phƣơng và chiến lƣợc marketing thì khuynh hƣớng này vẫn bị hạn chế. Cuối cùng, đối với hầu hết các công ty quốc tế, các cơ quan đầu não sẽ duy trì sự quản lý khá chặt chẽ đối với chiến lƣợc marketing và chiến lƣợc sản phẩm.

Một chiến lƣợc quốc tế sẽ có ý nghĩa nếu công ty có một năng lực giá trị cốt lõi mà các nhà cạnh tranh bản địa thiếu, và nếu công ty đối mặt với một sức ép yếu của các yêu cầu địa phƣơng và sự cắt giảm chi phí. Trong những trƣờng hợp này thì chiến lƣợc quốc tế là có lợi nhất. Tuy nhiên, khi mà sức ép về các yêu cầu địa phƣơng tăng, các công ty theo đuổi chính sách này sẽ mất đi lợi thế đối với những công ty mà việc tổ chức nhấn mạnh vào việc cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và chiến lƣợc marketing cho các điều kiện nội địa. Bởi vì sự gia tăng gấp đôi của các thiết bị sản xuất, các công ty theo đuổi chiến lƣợc quốc tế sẽ trở nên yếu kém hơn do sự gia tăng chi phí tổ chức. Điều này làm cho chiến lƣợc này trở nên không thích đáng cho các ngành công nghiệp sản xuất nơi mà áp lực chi phí rất lớn.

62

Đường cong kinh nghiệm là khái niệm dùng để chỉ khi doanh nghiệp càng có

kinh nghiệm trong việc sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ thì chi phí sản xuất hoặc cung ứng ngày càng giảm đi. Trong ngành công nghiệp sản xuất máy bay cho thấy, cứ khi nào sản lƣợng máy bay tăng lên gấp đôi thì chi phí trên một đơn vi sản phẩm về cơ bản giảm xuống còn 80% tổng chi phí của mức sản lƣợng trƣớc đó. Cụ thể hơn, chi phí sản xuất chiếc máy bay thứ tƣ sẽ bằng 80% chi phí sản xuất của cái thứ 2, chi phí sản xuất cái thứ 8 sẽ bằng 80% chi phí sản xuất của cái thứ 4, chi phí sản xuất của cái thứ 16 sẽ bằng 80% chi phí sản xuất của cái thứ 8, vv... Lợi ích của đƣờng cong kinh nghiệm của doanh nghiệp có đƣợc dựa trên mối quan hệ giữa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm với sản lƣợng tăng lên. Lợi ích của đƣờng cong kinh nghiệm có đƣợc là nhờ vào hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và lợi ích của học hỏi thông qua càng làm càng giỏi

Hiệu quả kinh tế nhờ quy mô là việc giảm chi phí trên một đơn vị sản xuất khi

đạt đƣợc một lƣợng sản lƣợng lớn nhất định. Hiệu quả kinh tế nhờ quy mô xuất hiện khi doanh nghiệp khai thác đƣợc các chi phí cố định trên mức sản lƣợng lớn sẽ làm giảm chi phí trên một đơn vị. Để có đƣợc hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, doanh nghiệp thƣờng phải mở rộng thị trƣờng ra thị trƣờng toàn cầu bởi vì nếu không doanh nghiệp không đạt tới điểm quy mô sản xuất hiệu quả nhờ quy mô. Ví dụ, trong ngành sản xuất ô tô, quy mô hiệu quả của một nhà máy là phải sản xuất 200.000 ô tô một năm. Các doanh nghiệp ô tô lại ƣa thích chỉ sản xuấtnày sang model khác. Nếu nhu cầu thị trƣờng nội địa đối với một model chỉ là 100.000 ô tô một năm thì khả năng để đạt đƣợc công suất hiệu quả 200.000 ô tô sẽ không bao giờ đạt đƣợc, và chi phí sản xuất trên một ô tô sẽ rất cao. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu ô tô, phục vụ thị trƣờng quốc tế thì doanh nghiệp có thể đẩy sản lƣợng sản xuất của nhà máy lên 200.000 đơn vị để có đƣợc hiệu quả sản xuất từ quy mô lớn, giảm chi phí sản phẩm và nâng cao lợi nhuận. Bằng việc sản xuất phục vụ cả thị trƣờng nội địa và thị trƣờng quốc tế, các doanh nghiệp có khả năng khai thác hiệu quả công suất các cơ sở sản xuất của mình. Nếu Intel chỉ bán các bộ vi xử lý tại Hoa Kỳ thì hãng này chỉ có thể duy trì một ca sản xuất trong nhà máy với 5 ngày một tuần. Nhƣng nếu phục vụ cả thị trƣờng quốc tế, Intel có thể khai thác cũng cơ sở sản xuất và nhà máy đó hiệu quả hơn. Ngoài ra, với việc sản xuất với quy mô lớn, doanh nghiệp cũng có quyền ƣu tiên và có khả năng đàm phán có đƣợc chi phí thấp từ các nhà cung cấp đầu vào. Hãng Wal-Mart thƣờng hay đàm phán để có đƣợc chi phí đầu vào rất thấp nhờ vào quy mô mua vào với số lƣợng lớn của mình.

Lợi ích học hỏi cũng là một phƣơng pháp giúp tiết kiệm chi phí khi càng làm

càng giỏi. Ví dụ, con ngƣời qua việc lặp đi lặp lại các công việc hàng ngày, nhƣ lắp ráp thân máy bay, sẽ học đƣợc cách làm thế nào để hiệu quả nhất. Năng suất lao động

63

tăng lên qua thời gian khi mỗi một cá nhân học đƣợc cách làm một công việc một cách hiệu quả nhất. Tƣơng tự nhƣ vậy, ban giám đốc của một nhà máy sản xuất mới cũng phải học cách quản lý vận hành nhà máy một cách hiệu quả hơn qua thời gian. Vì vậy, chi phí sản xuất giảm xuống do năng suất lao động và kỹ năng quản lý đƣợc nâng cao, và điều này sẽ giúp tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi ích học hỏi càng trở nên quan trọng hơn khi các nhiệm vụ phức tạp có tính công nghệ cao đƣợc lặp đi lặp lại, bởi vì doanh nghiệp có thể học đƣợc nhiều hơn cái có thể học đƣợc từ nhiệm vụ này. Vì vậy, lợi ích học hỏi sẽ trở nên có ý nghĩa quan trọng trong một quy trình lắp ráp bao gồm 1.000 bƣớc phức tạp so với quy trình lắp ráp chỉ bao gồm 100 bƣớc đơn giản. Tuy nhiên, không quan trọng mức độ phức tạp của công việc thì lợi ích học hỏi này sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Điều này gợi ý rằng kinh nghiệm này sẽ quan trọng trong giai đoạn đầu khởi động một quy trình mới và nó không còn tác dụng nữa sau 2 hoặc 3 năm. Lợi ích học hỏi cũng gắn liền với tính hiệu quả từ quy mô.

* Chiến lược đa nội địa

Các công ty theo đuổi chiến lƣợc đa nội địa sẽ định hƣớng bản thân hƣớng về việc đạt đƣợc sự đáp ững nội địa lớn nhất. Các công ty đa nội địa sẽ phục vụ theo yêu cầu của khách hàng cho cả sản phẩm mà họ cung cấp và chiến lƣợc marketing của họ phải thích nghi với các điều kiện quốc gia khác nhau. Họ cũng hƣớng đến việc thiết lập một tập hợp hoàn chỉnh của các hoạt động tạo ra giá trị, bao gồm sản xuất, marketing và R&D (nghiên cứu và phát triển) tại mỗi thị trƣờng mà họ kinh doanh. Kết quả là, họ thƣờng bị thất bại bởi việc tạo ra lợi ích kinh tế của đƣờng cong kinh nghiệm và tính lợi ích của địa điểm. Theo đó, một vài công ty đa nội địa có những cấu trúc chi phí khá cao.

Một chiến lƣợc đa nội địa sẽ có ý nghĩa nhất khi mà có nhiều sức ép về sự đáp ứng nội địa và ít sức ép về việc cắt giảm chi phí. Cấu trúc chi phí cao kết hợp với sự gia tăng gấp 3 lần thiết bị sản xuất đã làm cho chiến lƣợc này không thích hợp trong các ngành công nghiệp mà sức ép về chi phí là khắc nghiệt. Một sự kết hợp yếu kém khác với chiến lƣợc này là một vài công ty đa nội địa đã phát triển trong sự phân quyền của các liên bang mà trong đó mỗi quốc gia có một chức năng phụ trợ trong một lãnh thổ tự trị lớn.

* Chiến lược toàn cầu

Các công ty theo đuổi chiến lƣợc toàn cầu sẽ tập trung việc gia tăng lợi nhuận bằng việc cắt giảm chi phí để đạt đƣợc lợi ích kinh tế của đƣờng cong kinh nghiệm. Họ theo đuổi chiến lƣợc hạ thấp chi phí. Sản xuất, marketing và các hoạt động R&D của công ty theo đuổi chiến lƣợc toàn cầu sẽ tập trung vào một vài điều kiện thuận lợi. Các công ty toàn cầu sẽ không hƣớng đến việc đáp ứng các yêu cầu của từng bộ phận khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm và chiến lƣợc marketing bởi vì chi phí cho

64

việc cá biệt hóa sản phẩm cao. Thay vì vậy, các công ty toàn cầu hƣớng đến việc đƣa ra thị trƣờng các sản phẩm tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu. vì vậy họ có thể thu hoạch đƣợc tối đa lợi ích từ quy mô. Họ cũng đồng thời hƣớng đến việc sử dụng các lợi thế về chi phí để hỗ trợ cho việc công kích giá trên thị trƣờng thế giới.

Chiến lƣợc toàn cầu sẽ đạt ý nghĩa cao nhất tại nơi mà áp lực cao về sự cắt giảm chi phí và nơi mà các yêu cầu địa phƣơng là thấp nhất. Thêm vào đó, những điều kiện này lại chiếm ƣu thế trong những ngành công nghiệp sản xuất hàng công nghiệp. Thí dụ, các tiêu chuẩn toàn cầu đặt ra trong ngành công nghiệp chất bán dẫn, theo đó, các công ty nhƣ Intel, Texas Instrument và Motorola đều phải theo đuổi chiến lƣợc toàn cầu. Tuy nhiên, chiến lƣợc này không thích hợp với những nơi mà các yêu cầu địa phƣơng cao.

* Chiến lược đa quốc gia

Trong môi trƣờng kinh tế ngày nay, điều kiện cạnh tranh là hết sức khắt nghiệt trong thị trƣờng toàn cầu, các công ty phải khai thác tính kinh tế của địa điểm và lợi ích kinh tế của đƣờng cong kinh nghiệm, họ phải đƣa ra các thế mạnh cạnh tranh chủ lực bên trong công ty và họ cũng phải làm tất cả những gì trong khi phải chú ý đến sức ép về sự đáp trả nội địa. Họ lƣu ý rằng trong công việc kinh doanh đa quốc gia hiện đại, sự cạnh tranh cốt lõi không phải tập trung vào nƣớc chủ nhà, Họ có thể phát triển trong một vài tổ chức toàn cầu của công ty. Vì vậy, họ duy trì lƣu lƣợng của các kỹ năng và các sản phẩm đƣợc cung cấp không chỉ bằng một cách là từ công ty mẹ đến các đại lý nƣớc ngoài - nhƣ trong trƣờng hợp các công ty theo đuổi chính sách quốc tế. Đúng hơn là, lƣu lƣợng này có thể chạy từ các đại lý nƣớc ngoài về nƣớc chủ nhà, và từ các đại lý nƣớc ngoài đến các đại lý nƣớc ngoài, đó là một quá trình mà họ có thể gọi là “thu nhập toàn cầu”.

Chiến lƣợc đa quốc gia sẽ có ý nghĩa nhất khi các công ty phải đối mặt với áp lực lớn về việc cắt giảm chi phí và các yêu cầu địa phƣơng cao. Các công ty theo đuổi chính sách đa quốc gia sẽ cố gắng để đạt đƣợc cùng một lúc việc cắt giảm chi phí và các lợi thế khác biệt. Lợi thế này lại không dễ dàng để theo đuổi. Áp lực về thỏa mãn các yêu cầu địa phƣơng và cắt giảm chi phí luôn tạo ra mâu thuẫn cho phía công ty.

65

Bảng 2.1: Thuận lợi và bất lợi của các chiến lƣợc kinh doanh quốc tế CHIẾN

LƢỢC

THUẬN LỢI BẤT LỢI

Toàn cầu - Khai thác lợi ích kinh tế của đƣờng cong kinh nghiệm.

- Khai thác tính kinh tế của địa điểm.

- Hạn chế về khả năng đáp ứng yêu cầu địa phƣơng.

Quốc tế - Đƣa những khả năng đặc biệt ra thị trƣờng nƣớc ngoài.

- Hạn chế về khả năng đáp ứng yêu cầu địa phƣơng. - Không khai thác đƣợc tính kinh tế của địa điểm.

- Thất bại trong việc khai thác lợi ích kinh tế của đƣờng cong kinh nghiệm.

Đa nội địa - Cung cấp các sản phẩm và chiến lƣợc marketing phù hợp với các yêu cầu địa phƣơng

- Không có khả năng khai thác tính kinh tế của địa điểm. - Thất bại trong việc khai thác lợi ích kinh tế của đƣờng cong kinh nghiệm.

- Thất bại trong việc đƣa những khả năng đặc biệt ra thị trƣờng quốc tế.

Đa quốc gia - Khai thác đƣợc lợi ích kinh tế của đƣờng cong kinh nghiệm. - Khai thác tính kinh tế của địa điểm.

- Cung cấp các sản phẩm và chiến lƣợc marketing phù hợp với các yêu cầu địa phƣơng.

- Thu hoạch đƣợc lợi ích từ thu nhập toàn cầu.

- Khó khăn trong việc thực hiện do các vấn đề về tổ chức.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 66 - 70)