Lựa chọn phƣơng thức sản xuất

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 126 - 129)

- Lý do phải lựa chọn

Trong kinh doanh quốc tế công ty phải quyết định tự sản xuất các bộ phận hay mua những bộ phận này từ những nhà sản xuất khác để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng. Quyết định này là rất quan trọng trong chiến lƣợc sản xuất của nhiều công ty. Chẳng hạn, trong ngành sản xuất ô tô thì một chiếc ô tô có tới hơn 10000 thiết bị khác nhau nên các công ty ở ngành công nghiệp này phải lựa chọn giữa việc tự làm hay mua bán thành phẩm. Thí dụ: Ford ở Châu Âu thì chỉ tự sản xuất 45% giá trị của xe Fiesta, 55% còn lại họ thƣờng xuyên mua của các nhà sản xuất khác.

Quyết định này là rất quan trọng đối với 1 công ty khi kinh doanh trong nội địa, tuy nhiên quyết định này đối với công ty kinh doanh quốc tế sẽ phức tạp hơn vì có sự khác nhau của các yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa cũng nhƣ các yếu tố liên quan tới chi phí của các quốc gia khác nhau.

- Lợi thế của việc tự sản xuất toàn bộ các bộ phận của sản phẩm

Khi công ty tự sản xuất tất cả các bán thành phẩm sẽ có những lợi ích sau:

Thứ nhất, đầu tư vào các tài sản chuyên dùng.

Một công ty phải đầu tƣ vào tài sản chuyên dùng để sản xuất những bán thành phẩm có vai trò quan trọng trong việc làm cho sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trƣờng. Giả định hãng xe Ford ở Châu Âu có xe hơi mới chất lƣợng cao do họ sử dụng bộ chế hòa khí đặc biệt, giúp việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn. Vì vậy, hãng này quyết định có nên tự sản xuất loại chế hòa khi này hay ký hợp đồng

122

để một công ty khác đảm nhận và cung cấp cho hãng. Để chế tạo bộ chế hòa khí đó cần bộ phận máy móc đặc biệt để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Hơn thế nữa, việc đầu tƣ chỉ để sản xuất ra bộ phận này chỉ để cũng cấp cho một khách hàng là Ford. Trong trƣờng hợp này, công ty chế tạo bộ chế hòa khí sợ rằng Ford lợi dụng điều này để giảm giá cả của bộ chế hòa khí mà họ sản xuất. Còn đối với Ford thì họ lại sợ rằng họ phải phụ thuộc vào công ty cung cấp bộ chế hòa khí này vì nếu có trƣờng hợp bất ổn, Ford không thể chuyển dễ dàng sang bạn hàng. Nhƣ vậy, Ford sợ công ty chế tạo bộ chế hòa khí này dựa vào ƣu thế đó mà tăng giá cả. Nếu Ford thiếu sự tin tƣởng vào công ty chế tạo bộ chế hòa khí thì họ sẽ tự chế tạo bộ chế hòa khí. Tuy nhiên, quyết định này sẽ buộc Ford phải đầu tƣ vào những tài sản chuyên dùng.

Thứ hai, bảo vệ bí quyết kỹ thuật của sản phẩm.

Bí quyết kỹ thuật sản phẩm là bí mật đặc biệt của công ty và cho phép công ty sản xuất ra những sản phẩm có những đặc tính riêng biệt. Bí quyết kỹ thuật cho phép công ty có những ƣu thế cạnh tranh cao hơn các công ty khác. Không một công ty nào muốn đối thủ cạnh tranh có đựoc những bí quyết này. Nếu một công ty ký hợp đồng với một hãng khác để chế tạo một bộ phận nhất định thì kỹ thuật chế tạo bộ phận đó có thể bị hãng cung ứng sử dụng để bán cho đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, để bảo toàn kỹ thuật chế tạo thì công ty phải chọn cách tự sản xuất các bộ phận của sản phẩm.

Thứ ba, hợp lý hóa lịch trình chế tạo

Thực hiện quyết định tự sản xuất toàn bộ sản phẩm có thể làm cho quá trình lậo kế hoạch, phối hợp lịch trình trở nên dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt thuận lợi cho các công ty thực hiện hệ thống quản lý NVL just-in-time để giảm việc dự trữ NVL và đảm bảo quá trình sản xuất thông suốt và do đó giảm chi phí sản xuất.

Nếu công ty mua bán thành phẩm từ ngƣời cung ứng thì sẽ có thể không thực hiện đƣợc lịch trình hợp lý, vì vậy công ty phải thƣờng xuyên dự trữ NVL, tức là làm cho chi phí sản xuất tăng lên.

- Lợi thế của mua bán thành phẩm

Lợi thế của việc mua bán thành phẩm từ những ngƣời cung ứng độc lập có thể cho phía công ty có thể điều chỉnh tính linh hoạt của nguồn cung ứng và giảm đƣợc các đầu mối tổ chức.

- Điều chỉnh linh hoạt nguồn cung ứng

Ƣu thế từ việc mua bán thành phẩm từ các nhà cung ứng độc lập cho phép công ty có thể linh hoạt trong việc chuyển từ nguồn cung ứng này sang nguồn cung ứng khác. Đối với các công ty kinh doanh quốc tế thì điều này càng trở nên quan trọng trong điều kiện có sự thay đổi khá thƣờng xuyên của tỷ giá hối đoái và của các rào cản thƣơng mại làm thay đổi mức độ hấp dẫn của các nhà cung ứng ở các quốc gia khác nhau.

123

Việc mua bán thành phẩm cũng cần thiết đối với nhiều quốc gia có rủi ro về chính trị. Với những quốc gia nhƣ thế thì công ty có thể mua bán thành phẩm thay vì đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Bằng cách mua các bán thành phẩm từ nƣớc này mà giúp công ty tránh đƣợc những rủi ro về mặt chính trị, kể cả khi có xảy ra chiến tranh thì công ty cũng không gánh chịu bất kỳ một rủi ro nào.

Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lƣợc mua bán thành phẩm cũng làm công ty gặp một số trƣờng hợp bất lợi. Thí dụ: khi các công ty cung cấp bán thành phẩm nhận thấy rằng ngƣời mua sẽ thay đổi nhà cung cấp trong trƣờng hợp có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, thay đổi về hàng rào thƣơng mại và các liên quan đến chính trị thì họ sẽ không đầu tƣ nhiều để có các máy móc thiết bị đặc biệt cho quá trình sản xuất loại bán thành phẩm đó. Điều đó làm cho công ty gặp bất lợi từ phía nhà cung cấp.

- Giảm đầu mối công ty

Nếu công ty tự làm các bộ phận của sản phẩm thì quy mô tổ chức của doanh nghiệp sẽ tăng lên, dẫn đến chi phí tăng lên. Điều đó xuất phát từ 3 lý do cơ bản sau:

Khi số lƣợng các đơn vị trong công ty càng lớn thì phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong quá trình hợp tác và kiểm soát các đơn vị. Sự hợp tác và kiểm soát các đơn vị yêu cầu các cán bộ quản lý chủ chốt phải quản lý đƣợc số lƣợng lớn thông tin về hoạt động của các đơn vị bộ phận. Số lƣợng các đơn vị bộ phận càng lớn thì càng có nhiều thông tin đòi hỏi các cán bộ chủ chốt phải xử lý, nếu các đầu mối quá nhiều sẽ gây khó khăn cho các cán bộ quản lý. Về lý thuyết, khi công ty tham gia quá nhiều các hoạt động thì cán bộ cao cấp nhất của công ty sẽ không thể kiểm soát tốt các hoạt động của công ty. Trong nhiều trƣờng hợp, giá phải trả cho các hoạt động không hiệu quả còn lớn hơn lợi ích của việc tập trung quản lý theo chiều dọc. Vấn đề này cần đƣợc quan tâm hơn trong kinh doanh quốc tế, vì khi các chi nhánh xa nhau về không gian, có sự khác biệt về thời gian, ngôn ngữ và văn hóa nên có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh.

Khi công ty tự sản xuất các bộ phận của sản phẩm, các đơn vị chi nhánh sản xuất các bán thành phẩm này không có động lực giảm chi phí bởi vì chắc chắn là họ có khách hàng là công ty mẹ. Do họ không cần phải cạnh tranh với các đối thủ để bán đƣợc hàng hóa nên kết quả là chi phí sản xuất thƣờng cao. Hơn nữa, các quản lý bộ phận đó có thể cố tình chuyển phần chi phí cao hơn cho các bộ phận khác trong công ty với hình thức giá chuyển giao chứ không tìm cách giảm các chi phí này.

Các công ty phải xác định giá chuyển giao trong việc chuyển bán thành phẩm từ bộ phận này sang bộ phận khác trong công ty để loại trừ các đơn vị dùng hình thức này để mƣu lợi riêng. điều này luôn gây khó khăn cho bất kỳ công ty nào, xong đối với các công ty kinh doanh quốc tế thì càng khó khăn hơn nhiều. Các yếu tố nhƣ cơ chế thuế khác nhau, sự thay đổi tỷ giá và sự quan tâm khong đúng mức của giám đốc công ty

124

đến các điều kiện ở các quốc gia đã làm cho việc quyết định giá chuyển giao trong kinh doanh quốc tế trở nên khó khăn hơn. Tính chất phức tạp này làm cho các đơn vị bộ phận tăng cƣờng khai thác giá hcuyển giao để phục vụ cho lợi ích của họ nhằm chuyển bớt chi phí cho các bộ phận khác hơn là tìm cách giảm chi phí.

Công ty nào quyết định mua bán thành phẩm từ các nhà cung cấp độc lập có thể tránh đƣợc vấn đề trên và công ty chỉ phải kiểm soát các đầu mối thông tin ít hơn. Công ty có thể tránh đựoc những động cơ lợi dụng giá chuyển giao mƣu lợi riêng nếu công ty quyết định mua bán thành phẩm từ những nhà cung cấp độc lập. Các nhà cung cấp độc lập hiểu rất rõ rằng họ phải tiếp tục làm ăn có uy tín để cạnh tranh. Mặt khác, vì giá cả của các nhà cung cấp độc lập đựoc hình thành trên thị trƣờng nên vấn đề giá chuyển giao không tồn tại.

- Liên minh chiến lược đối với những nhà cung cấp

Để tránh đƣợc những bất lợi do sự thay đổi về tổ chức khi quyết định sản xuất mọi bộ phận của sản phẩm, các công ty phải tiến hành liên minh chiến lƣợc đối với các nhà cung cấp chủ chốt. Thí dụ: trong những năm gần đây, Kodak liên minh với Canon. Trong liên minh này, thì Canon sản xuất máy pho to để bán cho Kodak. Trong liên minh giữa Apple và Sony, Sony sản xuất máy tính cầm tay cho Apple. Những liên minh này sẽ khuyến khích cho các nhà cung cấp tiến hành đầu tƣ chuyên môn hóa. Vì quyết định mua bán thành phẩm thì công ty và các nhà cung cấp thƣờng không tin tƣởng lẫn nhau. Để tránh đƣợc điều này thì liên minh chiến lƣợc luôn xây dựng lòng tin giữa công ty và nhà cung cấp dựa trên cơ sở công ty cam kết sẽ tiếp tục mua bán thành phẩm từ một nhà cung cấp và đƣợc quy định trong những điều khoản khác nhau. Có thể công ty đầu tƣ vốn với tỷ lệ cổ phần nhỏ vào một nhà cung cấp để chứng tỏ rằng công ty mong muốn xây dựng mối qua hệ lâu dài, có hiệu quả vì lợi ích các bên tham gia. Cần chú ý là liên minh chiến lƣợc không phải lúc nào cũng đạt đƣợc mọi mong muốn của các bên tham gia. Khi tham gia đồng minh trong dài hạn, cũng có thể gặp những nan giải nhƣ quyết định tự sản xuất mọi bộ phận sản phẩm của một công ty, vì công ty cũng cam kết sẽ mua hàng hóa cuả nhà cung cấp trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)