Có một số cách mà MNC sử dụng để quản trị rủi ro hối đoái. Ví dụ, nếu công ty tin rằng Mexico đang giảm giá đồng peso, nhƣ vậy giá trị đồng peso đang giữ sẽ giảm. Ngƣợc lại, nếu đồng peso tăng giá so với USD, MNC sẽ giữ peso và giảm đồng USD.
Đây chỉ là ví dụ đơn giản, nhƣng minh họa chiến lƣợc rủi ro hối đoái rất quan trọng để quản lý tài chính đa quốc gia có hiệu quả. Một số lĩnh vực cần lƣu tâm khi xem xét quản trị rủi ro hối đoái. Một là lạm phát, lạm phát sẽ tác động lên giá trị hối đoái. Thứ hai là tác động do hối đoái tạo ra. Thứ ba là chiến lƣợc bảo hộ có thể đƣợc sử dụng để giảm thiểu rủi ro. Thứ tƣ là loại hình dự đoán và hệ thống báo cáo để xây dựng kế hoạch và kiểm soát các đáp ứng của công ty.
- Lạm phát: Mỗi quốc gia có các mức độ lạm phát hàng năm khác nhau. Mặt
tích cực, lạm phát có thể làm cho các khoản nợ tài chính hấp dẫn. Ví dụ, nếu General Electric mua cao ốc văn phòng ở Monterrey, Mexico, với giá 3 triệu peso và trả làm 3 năm, lạm phát có thể ảnh hƣởng đến toàn bộ giá trị. Nếu lạm phát là 10% năm, tòa cao ốc có giá trị hơn 3 triệu peso vào cuối năm thứ ba. Vì vậy, lạm phát khuyến khích ngƣời mua mua ngay khi giá thấp. Mặt khác, lạm phát tác động lên lãi suất bằng cách tăng chi phí khoản vay. Lạm phát cũng tác động đến giá trị của tiền tệ trên thị trƣờng thế giới. Khi MNC kinh doanh ở quốc gia có mức lạm phát cao, có một số chiến lƣợc công ty cần sử dụng bao gồm:
(1) Nhanh chóng giảm tài sản cố định để thanh toán giá trị tài sản nhanh nhất có thể; (2) Chậm thanh toán các khoản chƣa thanh toán cho ngƣời bán mà thanh toán bằng tiền địa phƣơng, vì giá trị của tiền tệ này sẽ giảm và thanh toán dài hạn đƣợc hoãn, điều này tốt hơn cho công ty con;
(3) Nhấn mạnh hơn vào vịêc thu các khoản phải thu vì tiền tệ này sẽ mất giá hàng tháng;
148
(4) Giữ số tiền địa phƣơng trong lúc chuyển số còn lại của quỹ này vào nơi ổn định hơn;
(5) Tìm nguồn vốn khác bởi vì ngƣời vayđịa phƣơng sẽ tăng lãi suất để bảo vệ khoản thu hồi trên đầu tƣ của họ. MNC cũng xem xét việc nâng giá bán để giữ lợi nhuận khi đƣơng đầu với lạm phát.
- Phòng chống rủi ro do tỷ giá hối đoái thay đổi: MNC cũng muốn giảm tác
động do tỷ giá hối đoái thay đổi. Hình thức thông dụng nhất của những tác động này là chuyển đổi, giao dịch và kinh tế.
+ Rủi ro chuyển đổi
Tác động chuyển đổi: Chuyển đổi là quá trình trình bày lại bảng kê tài chính nƣớc ngoài theo đồng tiền chính quốc. Ví dụ, PepsiCo sẽ chuyển bảng cân đối tài sản và bảng kê thu nhập của công ty con sang USD. Theo cách này ban quản trị và cổ đông có thể thấy đƣợc các công ty con kinh doanh ra sao. Công ty cũng có thể phối hợp các bảng kê tài chính của công ty con thành bảng kê của công ty mẹ thông qua quá trình đƣợc biết là sự hợp nhất. Khoản nhận và trả đƣợc ghi trên bảng cân đối tài sản theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm thực hiện các hoạt động này. Bất cứ khoản lời và lỗ từ những giao dịch này phản ánh trực tiếp trên bảng kê thu nhập.
+ Rủi ro giao dịch
Tác động giao dịch: Tác động giao dịch là rủi ro mà công ty đƣơng đầu khi thanh toán hóa đơn và nhận các khoản thu liên quan đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái . Ví dụ, nếu nhà bán lẻ ngƣời Mỹ mua 10.000 áo sơ mi từ nhà sản xuất Mexico với giá 90.000 USD và đồng ý trả trong 90 ngày bằng peso với tỷ giá là 3 peso/1 USD, tác động giao dịch sẽ là rủi ro nếu đồng peso mạnh hơn so với USD. Nếu công ty Mỹ thanh toán ngay, họ sẽ chuyển 270.000 peso cho nhà sản xuất. Nếu sau 90 ngày tỷ giá hối đoái là 2.9 peso/1 USD, vậy giá USD của hợp đồng này cao hơn ban đầu. Mặt khác, nếu nhà sản xuất Mỹ bán hàng cho Mexico và thanh toán bằng peso thì công ty Mỹ sẽ lời. Ví dụ, nếu MNC bán vật dụng gia đình với giá 7 triệu peso, giá bằng USD sẽ là 2.333.333,33 (7.000.000/3), nhƣng khoảng thời gian ấy công ty Mexico chuyển tiền peso, công ty nhận 2.413.793,10 USD (7.000.000/2.9) nhƣ vậy công ty Mỹ thu lợi 80.459,77 USD . Nhƣ vậy có tác động giao dịch cho cả ngƣời mua lẫn ngƣời bán
+ Rủi ro kinh tế
Tác động kinh tế: Tác động kinh tế là rủi ro hối đoái liên quan đến giá sản phẩm, nguồn linh kiện, hoặc đầu tƣ địa phƣơng để nâng cao vị trí cạnh tranh. Tác động kinh tế bao trùm cả những rủi ro này. Trong trƣờng hợp giá sản phẩm, khi tiền tệ của khách hàng nƣớc ngoài thay đổi liên quan đến ngƣời bán, ngƣời bán sẽ quyết định làm thế nào với những rủi ro này. Ví dụ, nếu đồng Yen tăng giá so với USD, liệu công ty của Mỹ có bán hàng với giá thấp cho nhà cung cấp Nhật Bản không? Nếu tất cả doanh
149
thu bằng yen, công ty Mỹ sẽ thu USD nhiều hơn bằng cách để giá nhƣ cũ. Mặt khác, nếu công ty Mỹ bán giá thấp, họ có thể khuyến khích ngƣời mua không? Và ngƣợc lại, tác động của mối liên hệ giữa yen và USD tạo ra rủi ro cho các Công ty Mỹ. Quyết định liên quan với tài sản của công ty con. Nếu giá trị của tiền sở tại mạnh lên, doanh thu dự trữ sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận bằng USD hơn. Tuy nhiên, có phải là thông minh hơn khi ấn định giá thấp, để thu lợi ích trên mỗi đơn vị, nhƣng tăng nhu cầu? Tƣơng tự, có phải là thông minh khi bây giờ bán tài sản cố định nhƣ là tòa cao ốc hoặc nhà máy và thuê lại từ ngƣời mua? Một vài công ty ở Tokyo tìm thấy rằng vào đầu thập niên 1990 đất và cao ốc mà họ mua trƣớc đây bây giờ có giá trị hàng trăm lần giá họ mua. Tin tƣởng là thị trƣờng bất động sản cao và họ đƣợc khuyên bán tài sản đi và thuê lại, những công ty này bán văn phòng và thu nhiều lợi nhuận. Giá thị trƣờng địa ốc giảm cho thấy rằng đây là một quyết định thông minh. Một ví dụ khác là rủi ro cho công ty khi bán hàng ở quốc gia có đồng tiền yếu. Trong trƣờng hợp này nhiều công ty đã tăng hiệu quả sản xuất, chi phí thấp và tiếp tục có lãi. Nhƣ là Honda, Nissan và BMW áp dụng chiến lƣợc này bằng cách tạo một số hoạt động ở Mỹ, thị trƣờng thế giới rộng nhất của họ.
- Các chiến lược bảo hiểm
Bảo hộ là hình thức bảo vệ chống lại sự dịch chuyển ngƣợc của tỷ giá hối đoái. Nếu MNC chịu tổn thất tài chính nặng nề khi đồng yen mạnh lên so với USD, công ty sẽ bảo hộ vị thế của họ để đảm bảo rằng nếu USD yếu đi, công ty sẽ không chịu tổn thất lớn. Bảo hộ là hình thức bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro. Những phần sau xem xét một số hình thức thông dụng của bảo hộ.
+ Bảo hiểm trong hoạt động tài chính
Chiến lƣợc kinh doanh tài chính: Chiến lƣợc kinh doanh tài chính đƣợc thiết kế để giảm thiểu tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái trên lợi nhuận công ty con ở nƣớc sở tại. Nền kinh tế chịu tác động của lạm phát và tiền tệ của họ sẽ tăng giá, ví dụ, công ty con ở nƣớc sở tại sẽ giới hạn tín dụng hàng hóa và sẽ cố gắng thu các khoản phải thu nhanh nhƣ có thể bởi vì giá tăng không ngừng và giảm sức mua của các quỹ này. Ngƣợc lại, những công ty này sẽ chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán để giữ tiền địa phƣơng bởi vì nó sẽ rẻ hơn khi làm nhƣ vậy, nhƣng họ sẽ thanh toán các hóa đơn ngay khi đồng tiền mạnh lên. Cùng lúc đó, công ty con sẽ xem xét mua tài sản cố định để kiếm lời từ lạm phát. Liên hệ chặt chẽ hơn với nội dung trên là sử dụng chiến lƣợc trì hõan và thanh toán nhau để bào vệ dòng lƣu kim. Chiến lƣợc thanh toán nhanh là thu khoản thu ngoại tệ trƣớc khi đến hạn nếu tiền tệ đƣợc dự báo là tăng giá và thanh toán ngoại tệ trƣớc khi đến hạn nếu đồng tiền đƣợc mong đợi tăng giá. Logic đằng sau vấn đề này là: công ty muốn có tiền trƣớc khi đồng tiền tăng giá và trả tiền trƣớc khi tiền tăng giá. Chiến lƣợc trì hoãn là công ty chậm nhận các khoản thanh toán nếu tiền
150
tệ mong đợi tăng giá và chậm trả các khoản nếu đồng tiền mong đợi yếu đi. Điều này ngƣợc với chiến lƣợc thanh toán nhanh. Quyết định dự trữ dựa trên cơ sở nhận ra tình huống của nhà quản lý. Nếu lạm phát đƣa đến giá tăng, công ty sẽ giảm thiểu số lƣợng thực hiện để thu lời từ giá tăng. Nếu dự trữ là hàng nhập khẩu, nhà quản lý sẽ cố gắng dự trữ nhiều trƣớc khi đồng tiền giảm giá. Nếu đồng tiền sở tại mạnh lên, nhà quản lý sẽ mua hàng. Đôi khi MNC cung ứng hàng và bán hàng theo với đồng tiền yếu và bán hàng ở đồng tiền mạnh. Chiến lƣợc nợ sẽ đƣợc giữ trên cơ sở ngẫu nhiên. Mặc dù vài công ty thích mƣợn nhƣ có thể từ nguồn địa phƣơng và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn khác, chiến lƣợc này có khiếm khuyết. Ví dụ, trong thời kỳ lạm phát chi phí vay sẽ rất cao. Tƣơng tự, sử dụng đồng tiền yếu giới hạn khả năng mua hàng của công ty từ các quốc gia có đồng tiền mạnh. Bởi vì một số yếu tố cần xác định cẩn thận, hầu hết các MNC ra quyết định trên cơ sở từng tình huống
+ Ký hợp đồng mua/bán ngoại tệ có kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn về ngoại hối: là hợp đồng là thỏa thuận giữa công ty và ngân hàng để chuyển giao ngoại tệ với một tỷ giá xác định vào một thời điểm trong tƣơng lai. Mục đích của những hợp đồng này là giảm thiểu những rủi ro tƣơng ứng với tác động rủi ro hối đoái. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp của nhà cung cấp Mỹ bán trang thiết bị cho công ty Nhật Bản với trị giá 50 triệu yen thanh toán sau 90 ngày. Nếu tỷ giá hối đoái giao ngay là 104 yen/USD, giá trị của hợp đồng là 480.769,23 USD. Tuy nhiên, điều gì xảy ra chi tỷ giá hối đoái vào ngày thứ 9 . Nếu công ty của Mỹ muốn nắm lấy cơ hội khi đồng yen tăng giá, họ sẽ mua hợp đồng mua/bán ngoại hối từ ngân hàng với tỷ giá hối đoái là 106yen/USD. Nhà cung cấp đảm bảo số tiền 471.698,11 USD (50.000.000/106) trong 90 ngày để đổi 50 triệu yên. Nếu đồng yên yếu đi trên 106yen/USD thì công ty sẽ tiết kiệm tiền. Nếu giá giữ là 104yen/USD thì công ty lỗ 9.701,12 USD. Dĩ nhiên, nếu yên tăng giá công ty giảm đi một khoản là 428.301.89 USD. Mặt khác hợp đồng forward cung cấp an toàn khi đồng tiền của ngƣời mua giảm giá. Ngƣợc lại công ty sẽ giảm khoản thu.
+ Thiết lập quyền chọn mua ngoại tệ
Quyền chọn ngoại tệ: Quyền chọn ngoại tệ là công cụ mang lại cho ngƣời mua quyền đƣợc mua và bán một lƣợng ngoại tệ nhất định ở tỷ giá xác định trƣớc vào thời điểm xác định. Quyền chọn ngoại tệ thì linh động hơn hợp đồng tƣơng lai bởi vì ngƣời mua không phải thực hiện quyền chọn. Sử dụng ví dụ trên ngƣời bán muốn bảo vệ giá trị 50 triệu yên để đổi lấy USD ở mức giá xác định trƣớc là 104 yên/USDtrong 90 ngày. Công ty phải trả lệ phí quyền chọn (giả định là 25.000 USD) cho quyền này nhƣng giá trị của tiền tệ đƣợc bảo hộ. Không có điều gì xảy ra cho tỷ giá hối đoái giữa yên và USD, công ty có thể chuyển 50 triệu yên cho ngƣời bán quyền chọn và nhận 480.769,23 USD. Dĩ nhiên, công ty sẽ thực hiện quyền chọn chỉ khi giá trị của yên vào
151
90 ngày ít hơn số tiền này. Nếu yên tăng giá thành 102, tổng số tiền sẽ là 490.196,07 USD và công ty sẽ không thực hiện quyền chọn. Mặt khác, nếu đồng yên giảm giá thành 106 yên/1 USD, 50 triệu yên có giá trị là 471.698,11 USD và công ty sẽ thực hiện quyền chọn. Tuy nhiên công ty phải trừ khoản 25.000 USD vào khoản lợi nhuận của họ vì phải trả khoản lệ phí quyền chọn. Nhiều công ty cảm thấy rằng đây là giá hợp lý để trả theo đảm bảo rằng họ sẽ không chịu thiệt hại từ giảm giá đồng yên.
152
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Phân tích các yếu tố quyết định đến lựa chọn địa điểm sản xuất trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Câu 2: Trình bày khái niệm, mục tiêu và nội dung của quản trị nhân lực trong kinh doanh quốc tế.
Câu 3: Phân tích nội dung các chính sách nhân sự quốc tế.
Câu 4: Phân tích những nội dung cơ bản của quản trị nhân lực trong kinh doanh quốc tế.
Câu 5: Phân tích nội dung của quản lý rủi ro ngoại hối trong quản trị kinh doanh quốc tế.
Câu 6: Trình bày vai trò của quản trị nguyên vật liệu trong kinh doanh quốc tế. Nội dung của phƣơng pháp quản lý không có dự trữ trong kinh doanh quốc tế là gì?
Câu 7: Trình bày vai trò của quản trị nguyên vật liệu và nội dung quá trình di chuyển nguyên vật liệu trong kinh doanh quốc tế.
Câu 8: So sánh nội dung quản trị nhân lực của một công quốc tế so với một công ty hoạt động trong nội địa
153
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Đức Bình (2005), Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Giáo dục.
[2]. Đỗ Đức Bình(2009), Nguyễn Thúy Hồng, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Giáo dục.
[3]. Bùi Lê Hà (2001), Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê. [4]. Đỗ Ngọc Mỹ (2009), Quản trị Kinh doanh quốc tế, NXB Đà Nẵng.
[5]. Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh (2004), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp,
NXB Lao động xã hội.
[6]. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
[7]. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (2013), Giáo trình kinh doanh quốc tế –
Tập 1, 2, Nhà xuất bản (NXB) Lao động – Xã hội.
[8]. Nguyễn Hải Sản (2004), Quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê.
[9]. Http://www.trungtamwto.vn/