Hệ thống kiểm soát

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 86)

Một nhiệm vụ cơ bản của các nhà quản trị công ty là kiểm soát các đơn vị chi nhánh của công ty để đảm bảo hoạt động của các chi nhánh này phù hợp với chiến

82

lƣợc và mục tiêu tài chính chung của công ty. Các công ty đã đạt đƣợc điều này thông qua các hệ thống kiểm soát khác nhau. Phần này sẽ tổng kết các loại hình kiểm soát đã đƣợc sử dụng, sau đó sẽ xem xét sự phù hợp của chúng với chiến lƣợc quốc tế.

Có 4 loại hệ thống kiểm soát chính đƣợc các công ty đa quốc gia sử dụng: kiểm soát nhân sự, kiểm soát hành chính, kiểm soát đầu ra và kiểm soát văn hóa. Trong hầu hết các trƣờng hợp, cả 4 loại hình này đều đƣợc sử dụng, nhƣng mức tập trung của mỗi loại hình khác nhau tùy thuộc vào chiến lƣợc của công ty.

- Kiểm soát nhân sự

Kiểm soát nhân sự là kiểm soát các mối liên hệ cá nhân với các chi nhánh. Loại hình kiểm soát này có xu hƣớng đƣợc các công ty nhỏ sử dụng nhiều hơn, vì đó là sự giám sát trực tiếp với các hoạt động của chi nhánh. Tuy vậy, loại hình này cũng tạo thêm các mối liên hệ giữa những nhà quản lý cấp cao trong các công ty đa quốc gia lớn. CEO đã sử dụng hình thức này để tác động tới hành vi của các chi nhánh, ví dụ nhƣ giám đốc các bộ phận sản phẩm trên khắp thế giới hoặc của các vùng địa lý chính. Các giám đốc này có thể sử dụng hệ thống kiểm soát nhân sự để tác động đến hành vi của các chi nhánh và tới tổ chức. Ví dụ, Jack Welch, CEO của General Electric, đã tổ chức những cuộc gặp gỡ riêng từ các giám đốc của các chi nhánh kinh doanh chính của GE (hầu hết đều là chi nhánh quốc tế). ông ta đã sử dụng những cuộc gặp gỡ này để thăm dò các nhà quản lý về chiến lƣợc, cấu trúc, hoạt động tài chính của công ty. Bằng việc đó, ông đã sử dụng kiểm soát nhân sự để xem xét các nhà quản trị và các chiến lƣợc công ty muốn thực hiện.

- Kiểm soát hành chính

Kiểm soát hành chính là kiểm soát thông qua hệ thống các luật lệ và qui trình ttrực tiếp ảnh hƣởng tới hoạt động của các đơn vị. Việc kiểm soát hành chính quan trọng nhất của các đơn vị trong các công ty đa quốc gia là kiểm soát về sử dụng ngân sách và vốn. Quản lý ngân sách thƣờng thông qua một hệ thống các luật lệ về phân phối nguồn lực tài chính của các công ty. Các luật này sẽ làm rõ mức đơn vị đó có thể chi tiêu là bao nhiêu. Ví dụ, ngân sách cho nghiên cứu và phát triển thƣờng qui định bộ phận nghiên cứu và phát triển đầu tƣ bao nhiêu tiền vào vịêc phát triển một sản phẩm mới. Các nhà quản lý nghiên cứu và phát triển biết rằng nếu họ chi tiêu quá nhiều vào một dự án, họ sẽ có ít tiền hơn để đầu tƣ vào các dự án khác. Vì vậy, họ sẽ biết cách điều chỉnh hành vi của mình để chi tiêu trong phạm vi ngân sách cho phép. Hầu hết các mức ngân sách đều đƣợc xác định thông qua thƣơng lƣợng giữa bộ phận quản lý tổng hành dinh và bộ phận quản lý từng đơn vị. Bộ phận quản lý tổng hành dinh có thể khuyến khích việc phát triển của một số đơn vị nào đó và hạn chế sự phát triển của các đơn vị khác bằng việc điều chỉnh ngân sách thu chi.

83

của đơn vị ở một mức nào đó. Ngân sách cho phép tổng hành dinh khối lƣợng vốn mà một đơn vị có thể chi tiêu trong một năm nhất định. Và nguyên tắc chi tiêu vốn cho tổng hành dinh là một công cụ kiểm soát thứ hai - kiểm soát việc chi tiêu nhƣ thế nào. Các nhà quản lý cao nhất có thể không thông qua nhu cầu chi tiêu vốn khác với mục tiêu chung của công ty và ngƣợc lại.

- Kiểm soát đầu ra

Kiểm soát đầu ra bao gồm việc đặt ra các mục tiêu cho các đơn vị để đạt đƣợc, thể hiện các mục tiêu này thông qua các chi chí nhƣ: lợi nhuận, năng suất, sự tăng trƣởng, thị phần, chất lƣợng; và sau đó đánh giá sự họat động của các nhà quản lý đơn vị thông qua khả năng đạt đƣợc những mục tiêu trên. Các loại mục tiêu của các đơn vị phụ thuộc vào vai trò của đơn vị trong công ty. Các bộ phận sản xuất độc lập, hoặc các chi nhánh con thƣờng có mục tiêu là lợi nhuận, tăng trƣởng bán hàng, thị phần. Các đơn vị chức năng thƣờng có mục tiêu liên quan đến hoạt động của họ. Ví dụ, G&D sẽ có mục tiêu phát triển sản phẩm mới, bộ phận sản phẩm sẽ có mục tiêu năng suất và chất lƣợng, bộ phận marketing có mục tiêu thị phần.

Tƣơng tự nhƣ kiểm soát ngân sách, thông thƣờng các mục tiêu thƣờng đƣợc thiết lập trên cơ sở thảo luận giữa các đơn vị và tổng hành dinh. Thông thƣờng, tổng hành dinh sẽ đƣa ra những mục tiêu có tính thách thức nhƣng lại mang tính thực tế, và các nhà quản lý các đơn vị sẽ tìm cách cải thiện hoạt động của mình mà không bị chịu áp lực, từ đó họ sẽ tìm ra những hoạt động khác thƣờng để làm điều đó (ví dụ nhƣ tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn). Kiểm soát đầu ra khuyến khích hệ thống “quản lý bằng ngoại lệ”. Trừ phi các đơn vị đạt đƣợc mục tiêu đề ra, nếu không họ sẽ bị loại bỏ. Nếu một đơn vị không đạt đƣợc mục tiêu của mình, các nhà quản lý ở tổng hành dinh sẽ đƣa ra những câu hỏi rất khắc khe. Nếu không có đƣợc câu trả lời thỏa đáng thì họ có thể can thiệp vào hoạt động của đơn vị, thay thế ngƣời quản lý và tìm cách nâng cao hiệu quả của nó.

Kiểm soát đầu ra thƣờng đƣợc củng cố bằng việc kết nối quản lý với các kế hoạch thƣởng phạt. Ví dụ, nếu một bộ phận sản phẩm trên khắp thế giới đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận, nhà quản lý bộ phận sản phẩm đó có thể đƣợc thƣởng một khỏan. Mức thƣởng có thể phản ánh mức đơn vị đó vƣợt qua những mục tiêu đề ra, vì vậy các nhà quản lý đơn vị có động cơ để tối đa hóa hoạt động của mình.

- Kiểm soát văn hóa

Chúng ta đã đề cập kiểm soát văn hoá trong phần trƣớc, khi chúng ta thảo luận về văn hóa tổ chức nhƣ một phƣơng tiện để khuyến khích sự phối hợp. Kiểm soát văn hóa tồn tại khi những nhân viên trung thành với hệ thống các tiêu chí và giá trị của công ty. Khi điều này xuất hiện, các nhân viên có xu hƣớng kiểm soát hành vi của riêng họ, làm giảm nhu cầu giám sát trực tiếp. Trong một công ty có sự thống nhất cao

84

về văn hóa, sự tự kiểm soát có thể làm giảm nhu cầu về các hệ thông kiểm soát khác. Việc xây dựng kiểm soát văn hóa là rất khó. Cần phải có đầu tƣ tiền bac và thời gian lớn để trao dồi các hệ thống tiêu chuẩn và giá trị thông qua các chƣơng trình giáo dục và quản lý. Kể cả với các phƣơng thức nhƣ trên, việc lập nên một nền văn hóa chung trong một tổ chức có thể mất rất nhiều năm.

Chi phí kiểm soát đƣợc xác định là lƣợng thời gian các nhà quản lý cao cấp phải bỏ ra để kiểm soát và đánh giá hoạt động của các đơn vị. Chi phí này sẽ gia tăng nếu sự không rõ ràng trong hoạt động lớn. Nếu sự không rõ ràng trong họat động nhỏ hơn, các nhà quản lý có thể sử dụng kiểm soát đầu ra để kiểm soát; nếu mức độ không rõ ràng cao, họ không thể sử dụng đƣợc phƣơng pháp đó. Kiểm soát đầu ra không cho biết các dấu hiệu rõ ràng về hiệu quả của một đơn vị trong hệ thống.Vì vậy, các nhà quản lý cần tốn nhiều thời gian để giải quyết vấn đề xuất phát từ sự không rõ ràng trong hoạt động, và điều này làm tăng chi phí kiểm soát lên.

85

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế là gì? Trình bày vai trò của chiến lƣợc kinh doanh quốc tế.

Câu 2: Phân tích quá trình hình thành chiến lƣợc kinh doanh quốc tế.

Câu 3: Trình bày những nội dung cơ bản của chiến lƣợc cấp công ty trong kinh doanh quốc tế.

Câu 4: Trình bày những nội dung cơ bản của chiến lƣợc cấp cơ sở trong kinh doanh quốc tế.

Câu 5: Trình bày nội dung của chiến lƣợc quốc tế trong kinh doanh quốc tế. Những thuận lợi và bất lợi của chiến lƣợc này là gì?

Câu 6: Trình bày nội dung chiến lƣợc đa nội địa trong kinh doanh quốc tế. Những thuận lợi và bất lợi của chiến lƣợc này là gì?

Câu 7: Trình bày nội dung chiến lƣợc toàn cầu trong kinh doanh quốc tế. Những thuận lợi và bất lợi của chiến lƣợc này là gì?

Câu 8: Trình bày nội dung chiến lƣợc xuyên quốc gia trong kinh doanh quốc tế. Những thuận lợi và bất lợi của chiến lƣợc này là gì?

86

CHƢƠNG 3: LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG QUỐC TẾ

3.1. Hình thức thâm nhập thông qua xuất khẩu và buôn bán đối lƣu 3.1.1. Hình thức thâm nhập thông qua xuất khẩu

- Khái niệm:

Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hóa và dịch vụ. Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia. Trong kinh doanh, hoạt động xuất khẩu diễn ra dưới hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.

- Các hình thức xuất khẩu

+ Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của

một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trƣờng nƣớc ngoài.

Việc các công ty bán hàng sang thị trƣờng quốc gia khác là hoạt động tham gia quốc tế của các công ty đó. Các công ty có kinh nghiệm quốc tế thƣờng trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Khách hàng của công ty không chỉ đơn thuần là ngƣời tiêu dùng. Những ai có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm của công ty đều là khách hàng của công ty. Để thâm nhập thị trƣờng quốc tế qua xuất khẩu trực tiếp, các công ty thƣờng sử dụng hai hình thức chủ yếu sau:

Đại diện bán hàng

Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của ngƣời ủy thác nhằm nhận lƣơng và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán đƣợc. Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động nhƣ là nhân viên bán hàng của công ty ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng tở thị trƣờng đó.

Đại lý phân phối

Đại lý phân phối là ngƣời mua hàng hóa của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi phân phối, kênh phân phối ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trƣờng đã phân định và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

+ Xuất khẩu gián tiếp: Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa và dịch

vụ của công ty ra nƣớc ngoài thông qua trung gian (thông qua ngƣời thứ 3)

Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là : đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các trung gian mua bán

87

này không chiếm hữu hàng hóa của công ty nhƣng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng nƣớc ngoài.

Đại lý

Đại lý là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trƣờng nƣớc ngoài.

Đại lý chỉ thực hiện một công việc nào đó cho công ty ủy thác và nhận thù lao. Đại lý không chiếm hữu và sở hữu hàng hóa. Đại lý là ngƣời thiết lập quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trƣờng nƣớc ngoài.

Công ty quản lý xuất khẩu

Công ty quản lý xuất khẩu là các công ty nhận ủy thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hóa.

Công ty quản lý xuất khẩu hàng hóa hoạt động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu nên là nhà xuất khẩu gián tiếp. Công ty quản lý xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu và thu phí dịch vụ xuất khẩu. Bản chất công ty quản lý xuất khẩu là làm các dịch vụ quản lý và thu đƣợc một khoản thù lao nhất định từ các hoạt động đó.

Công ty kinh doanh xuất khẩu

Công ty kinh doanh xuất khẩu là công ty hoạt động nhƣ nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nƣớc ngoài với các công ty xuất khẩu trong nƣớc để đƣa các hàng hóa ra nƣớc ngoài tiêu thụ.

Ngoài việc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất khẩu, các công ty này còn cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu và thƣơng mại đối lƣu, thiết lập và mở rộng các kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thƣơng mại và đầu tƣ, thậm chí trực tiếp thực hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho các sản phẩm, thí dụ bao gói, in ấn…Bản chất của công ty kinh doanh xuất khẩu là thực hiện các dịch vụ xuất khẩu nhằm kết nối các khách hàng nƣớc ngoài với công ty xuất khẩu. Tuy nhiên, các công ty kinh doanh dịch vụ xuất khẩu này có nhiều vốn, mối quan hệ và có sở vật chất tốt nên có thể làm các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty xuất khẩu. Công ty kinh doanh xuất khẩu có kinh nghiệm, chuyên sâu về thị trƣờng nƣớc ngoài và có các chuyên gia chuyên làm dịch vụ xuất khẩu. Các công ty kinh doanh xuất khẩu có nguồn thu từ các dịch vụ xuất khẩu và tự bỏ chi phí cho hoạt động của mình. Các công ty này có thể cung cấp các chuyên gia xuất khẩu cho các công ty xuất khẩu.

Đại lý vận tải

Đại lý vận tải là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa nhƣ khai báo hải quan, áp thuế hải quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo hiểm.

Các đại lý vận tải này cũng thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và phát triển nhiều loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa đến tận tay ngƣời nhận. Khi các công ty

88

xuất khẩu thông qua các đại lý vận tải hay các công ty chuyển phát hàng thì các đại lý và các công ty đó cũng làm các dịch vụ xuất nhập khẩu thông qua hàng hóa đó. Bản chất của các đại lý vận tải hoạt động nhƣ các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển và dịch vụ xuất nhập khẩu, thậm chí cả dịch vụ bao gói hàng hóa cho phù hợp với phƣơng thức vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa cho hoạt động của họ.

- Ưu nhược điểm của hình thức thâm nhập thông qua xuất khẩu

Ƣu điểm: Thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các công ty tăng đƣợc doanh số bán hàng, tiếp thu đƣợc kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, tận dụng đƣợc những năng lực dƣ thừa và tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Đặc biệt, hình thức thâm nhập này ít bị rủi ro, không tốn nhiều chi phí nên dễ áp dụng trong giai đoạn đầu mới thâm nhập thị trƣờng quốc tế.

Nhƣợc điểm: Thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua hình thức xuất khẩu cũng gây cho công ty các khó khăn trong việc tiếp xúc trực tiếp với ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)