Môi trƣờng kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 26)

1.2.2.1. Môi trường văn hóa trong kinh doanh quốc tế

Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty thƣờng phải điều chỉnh sản phẩm và hoạt động của họ cho phù hợp với những điều kiện địa phƣơng. Việc đánh giá một cách sâu sắc nền văn hóa địa phƣơng giúp các nhà quản lý quyết định khi nào có thể tiêu chuẩn hóa và khi nào phải thích nghi hóa.

a. Khái niệm và sự cần thiết phải nghiên cứu văn hóa địa phương

Văn hóa là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị, tín ngƣỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm ngƣời xác lập nên.

Văn hóa là bức chân dung rất phức tạp của một dân tộc. Nó bao hàm rất nhiều vấn đề. Thực tế, một quốc gia sẽ bao gồm nhiều nền văn hóa khác nhau do sự chung sống của nhiều dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc có một nền văn hóa riêng. Trong

22

số các nền văn hóa dân tộc đó sẽ có một nền văn hóa nổi lên thống trị trên toàn xã hội, với tƣ cách là nền văn hóa đại diện cho quốc gia hay ngƣời ta còn gọi là văn hóa quốc gia. Các nền văn hóa còn lại trong quốc gia đó đƣợc gọi là nền văn hóa thiểu số. Điều này không có nghĩa là các nền văn hóa thiểu số không ảnh hƣởng gì đối với nền văn hóa quốc gia. Trái lại, trong quá trình cùng tồn tại sẽ có sự truyền bá qua lại giữa các nền văn hóa trong một quốc gia và nhƣ vậy nền văn hóa quốc gia sẽ là sự hòa quyện giữa các nền văn hóa dân tộc khác nhau, chỉ có điều là nội dung văn hóa của một dân tộc nào đó sẽ chiếm ƣu thế hơn cả.

Mặc dù các nƣớc đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nền văn hóa quốc gia, nhƣng biên giới quốc gia không phải lúc nào cũng tƣơng ứng với biên giới của nền văn hóa. Điều này có nghĩa là các nền văn hóa thiểu số đôi khi vƣợt qua biên giới quốc gia. Những ngƣời sống ở các quốc gia khác nhau nhƣng chung một nền văn hóa thiểu số có thể có nhiều tƣơng đồng với một nƣớc khác hơn là các dân tộc trên đất nƣớc đó.

Một nền văn hóa có thể dễ dàng tiếp nhận các đặc trƣng của các nền văn hóa khác. Ngƣợc lại cũng có những nền văn hóa trong việc thừa nhận các đặc trƣng của một nền văn hóa khác là rất khó khăn. Nguyên nhân của sự chống đối này là do chủ nghĩa vị chủng. Những ngƣời theo chủ nghĩa này cho rằng dân tộc họ hoặc văn hóa dân tộc họ là siêu đẳng hơn các dân tộc khác hoặc văn hóa dân tộc khác. Chính vì vậy họ luôn xem xét nền văn hóa khác theo những khía cạnh nhƣ trong nền văn hóa của họ. Kết quả là họ đã xem thƣờng sự khác nhau về môi trƣờng và con ngƣời giữa các nền văn hóa.

Các hoạt động kinh doanh quốc tế thƣờng bị cản trở bởi chủ nghĩa vị chủng, chủ yếu do nhân viên của công ty đã cảm nhận sai lầm về văn hóa. Nhiều dự án kinh doanh quốc tế đã không đạt đƣợc kết quả mong muốn do sự chống đối của Chính phủ, ngƣời lao động hoặc công luận khi các công ty cố thay đổi một số yếu tố có liên quan đến văn hóa trong nhà máy hoặc văn phòng.

Ngày nay quá trình toàn cầu hóa yêu cầu các nhà kinh doanh phải tiếp nhận với những nền văn hóa xa lạ so với những gì họ đã quen thuộc. Cụ thể các công nghệ mới và các ứng dụng mới cho phép nhà cung cấp và ngƣời mua hàng coi thế giới là thị trƣờng toàn cầu liên kết thuần nhất. Vì quá trình toàn cầu hóa đang đẩy các công ty vào tình trạng mặt đối mặt với các công ty và khách hàng toàn cầu, nên họ sẽ chỉ thuê những nhân viên không chịu ảnh hƣởng của chủ nghĩa vị chủng.

b. Sự cần thiết phải am hiểu về văn hóa

Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi mọi ngƣời tham gia vào kinh doanh phải có một mức độ am hiểu nhất định về nền văn hóa, đó là sự hiểu biết về một nền văn hóa cho phép con ngƣời sống và làm việc trong đó. Am hiểu văn hóa sẽ giúp cho việc nâng

23

cao khả năng quản lý nhân công, tiếp thị sản phẩm và đàm phán ở các nƣớc khác. Cho dù tạo ra một nhãn hiệu toàn cầu nhƣ MTV hay Mc Donald là đem lại một lợi thế cạnh tranh rất lớn, nhƣng sự khác biệt văn hóa vẫn buộc các hãng phải có các điều chỉnh cho phù hợp với thị trƣờng địa phƣơng. Một sản phẩm cần phải phù hợp với sở thích của ngƣời tiêu dùng địa phƣơng, muốn đạt đƣợc điều này không còn cách nào khác là phải tìm hiểu văn hóa địa phƣơng. Am hiểu văn hóa địa phƣơng giúp công ty gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, do đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của công ty.

Từ những khách hàng đơn lẻ và doanh nhân cho đến các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, hạt nhân của hoạt động kinh doanh là con ngƣời. Khi ngƣời mua và ngƣời bán ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ nhau, họ mang theo các nền tảng giá trị, kỳ vọng và các cách thức giao tiếp khác nhau. Sự khác nhau này sẽ dẫn đến các xung đột về văn hóa và do đó gây ra những cú sốc trƣớc khi có thể thích nghi đƣợc với một nền văn hóa mới. Hiểu nền văn hóa là quan trọng khi công ty kinh doanh trong nền văn hóa đó. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn khi công ty hoạt động ở nhiều nền văn hóa khác nhau.

c. Các thành tố của văn hóa - Thẩm mỹ

Thẩm mỹ là những gì một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh nhƣ nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện và sự tƣợng trƣng của các màu sắc.

Vấn đề thẩm mỹ là quan trọng khi một hãng có ý định kinh doanh ở một nền văn hóa khác. Nhiều sai lầm có thể xảy ra do việc chọn các màu sắc không phù hợp với quảng cáo, bao bì sản phẩm và thậm chí các bộ quần áo đồng phục làm việc.

- Giá trị và thái độ

Giá trị: Là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm của con ngƣời. Các giá trị bao gồm những vấn đề nhƣ trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm. Các giá trị là quan trọng đối với kinh doanh vì nó ảnh hƣởng đến ƣớc muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp của con ngƣời

Thái độ: Là những đánh giá, tình cảm và khuynh hƣớng tích cực hay tiêu cực

của con ngƣời đối với một khái niệm hay một đối tƣợng nào đó.

Giống nhƣ giá trị, thái độ đƣợc hình thành do học tập các khuôn mẫu từ cha mẹ, thầy cô, nhà truyền giáo…Thái độ là khác nhau giữa các quốc gia vì chúng đƣợc hình thành trong những môi trƣờng văn hóa khác nhau. Nói chung, các giá trị chỉ liên quan đến những vấn đề quan trọng, nhƣng thái độ lại liên quan đến cả hai khía cạnh quan trọng và không quan trọng trong cuộc sống. Trong khi các giá trị là khá cứng nhắc qua thời gian thì thái độ lại linh hoạt hơn.

24

Sự am hiểu văn hóa địa phƣơng có thể cho các nhà kinh doanh biết rõ khi nào sản phẩm hoặc hoạt động xúc tiến phải đƣợc điều chỉnh theo sở thích địa phƣơng theo cách thức phản ánh các giá trị và thái độ của họ. Trong các khía cạnh quan trọng của cuộc sống có ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, con ngƣời thƣờng có những thái độ khác nhau đối với các vấn đề nhƣ thời gian, công việc, sự thành công và sự thay đổi văn hóa

- Tập quán và phong tục

Khi tiến hành kinh doanh ở một nền văn hóa khác, điều quan trọng đối với mỗi doanh nhân là phải hiểu phong tục, tập quán của ngƣời dân nơi đó. Ở mức tối thiểu, hiểu phong tục tập quán sẽ giúp nhà quản lý tránh đƣợc các sai lầm ngớ ngẩn hoặc gây nên sự chống đối từ những ngƣời khác. Nếu bạn có kiến thức sâu hơn thì sẽ có cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp trong các nền văn hóa khác, bán sản phẩm hiệu quả hơn và quản lý đƣợc các hoạt động quốc tế. Chúng ta hãy tìm hiểu sự khác biệt quan trọng về phong tục, tập quán trên thế giới.

+ Tập quán: Các cách cƣ xử, nói năng và ăn mặc thích hợp trong một nền văn

hóa đƣợc gọi là tập quán.

+ Phong tục: Khi thói quen hoặc cách cƣ xử trong những trƣờng hợp cụ thể

đƣợc truyền bá qua nhiều thế hệ, nó trở thành phong tục. Phong tục khác tập quán ở chỗ nó xác định những thói quen và hành vi hợp lý trong những trƣờng hợp cụ thể. Phong tục dân gian thƣờng là cách cƣ xử bắt đầu từ nhiều thế hệ trƣớc, đã tạo thành thông lệ trong một nhóm ngƣời đồng nhất.

Phong tục phổ thông là cách cƣ xử chung của nhóm không đồng nhất hoặc nhiều nhóm. Phong tục phổ thông có thể tồn tại trong một nền văn hóa hoặc hai hay nhiều nền văn hóa cùng một lúc.

- Cấu trúc xã hội

Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tạo nền tảng của một nền văn hóa, bao gồm các nhóm xã hội, các thể chế, hệ thống địa vị xã hội, mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua đó các nguồn lực xã hội đƣợc phân bổ.

Cấu trúc xã hội có ảnh hƣởng đến các quyết định kinh doanh từ việc lựa chọn mặt hàng sản xuất đến việc chọn các phƣơng thức quảng cáo và chi phí kinh doanh ở một nƣớc. Ba yếu tố quan trọng của cấu trúc xã hội dùng để phân biệt các nền văn hóa là : Các nhóm xã hội, địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội.

+ Các nhóm xã hội

Con ngƣời trong tất cả các nền văn hóa tự hội họp với nhau thành các nhóm xã hội rất đa dạng. Những tập hợp do hai hay nhiều ngƣời xác định nên và có ảnh hƣởng qua lại với ngƣời khác. Các nhóm xã hội đóng góp vào việc xác định từng cá nhân và hình ảnh của bản thân họ. Hai nhóm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ảnh

25

hƣởng đến các hoạt động kinh doanh ở mọi nơi là gia đình và giới tính.

+ Giới tính: Giới tính đƣợc nhận biết qua các hành vi và thái độ về mặt xã hội

đề cập đến vấn đề là nam hay nữ, chẳng hạn nhƣ phong cách ăn mặc và sở thích lao động.

+ Địa vị xã hội

Một khía cạnh quan trọng khác của cấu trúc xã hội là cách thức một nền văn hóa phân chia dân số dựa theo địa vị xã hội (theo những vị trí trong cấu trúc). Có nền văn hóa chỉ có một số ít địa vị xã hội, những cũng có nền văn hóa có nhiều địa vị xã hội. Quá trình xếp thứ tự con ngƣời theo các tầng lớp xã hội và giai cấp đƣợc gọi là phân tầng xã hội. Tƣ cách thành viên của mỗi tầng lớp sẽ đặt các cá nhân theo một loại “thang bậc xã hội” có xu hƣớng đƣợc duy trì vƣợt qua các nền văn hóa.

Địa vị xã hội thƣờng đƣợc xác định bởi một hay nhiều yếu tố nằm trong 3 yếu tố sau: Tính kế thừa gia đình, thu nhập và nghề nghiệp.

- Tính linh hoạt của xã hội

Đối với một số nền văn hóa, phấn đấu lên tầng lớp xã hội cao hơn là dễ dàng, nhƣng ngƣợc lại, ở một số nền văn hóa khác, điều này rất khó khăn hoặc thậm chí là không thể. Tính linh hoạt của xã hội là sự dễ dàng đối với các cá nhân có thể di chuyển lên hay xuống trong thứ bậc xã hội của một nền văn hóa. Đối với hầu hết dân tộc trên thế giới ngày nay, một trong hai hệ thống quyết định tính linh hoạt của xã hội là : hệ thống đẳng cấp xã hội và hệ thống giai cấp xã hội.

+ Hệ thống đẳng cấp

Hệ thống đẳng cấp là một hệ thống về phân tầng xã hội, trong đó con ngƣời đƣợc sinh ra ở một thứ bậc xã hội hay đẳng cấp xã hội, không có cơ hội di chuyển sang đẳng cấp khác. Nhiều cơ hội về việc làm và thăng tiến bị từ chối trong hệ thống, những nghề nghiệp nhất định bị hạn chế đối với thành viên trong mỗi đẳng cấp. Vì thế có nhiều xung đột cá nhân là tất yếu, một thành viên ở đẳng cấp thấp không thể giám sát một ai đó ở đẳng cấp cao hơn.

+ Hệ thống giai cấp

Một hệ thống phân tầng xã hội trong đó khả năng cá nhân và hành động cá nhân quyết định địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội đƣợc gọi là hệ thống giai cấp. Đây là hình thức thông dụng trong phân tầng xã hội trên thế giới ngày nay. Ý thức về giai cấp của ngƣời dân trong một xã hội có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tính linh hoạt của xã hội đó. Các nền văn hóa có ý thức phân tầng cao thƣờng ít linh hoạt hơn và nó phải trải qua mâu thuẫn giai cấp cao hơn.

Ngƣợc lại, ở mức ý thức giai cấp thấp hơn sẽ khuyến khích tính linh hoạt xã hội và ít có mâu thuẫn. Giàu có về mặt vật chất là quan trọng vì nó khẳng định hay cải thiện địa vị xã hội. Khi mọi ngƣời cảm thấy vị trí xã hội cao hơn trong tầm tay họ,

26

họ sẽ có xu hƣớng bộc lộ sự hợp tác nhiều hơn ở nơi làm việc.

- Tôn giáo

Tôn giáo có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là một hệ thống các tín ngƣỡng và nghi thức liên quan tới yếu tố tinh thần của con ngƣời. Những giá trị nhân phẩm và những điều cấm kỵ thƣờng xuất phát từ tín ngƣỡng tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau có quan điểm khác nhau về việc làm, tiết kiệm và hàng hóa. Tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp chúng ta biết đƣợc tại sao các công ty ở một số nền văn hóa này có tính cạnh tranh hơn các công ty ở những nền văn hóa khác. Nó cũng giúp chúng ta biết đƣợc tại sao một số nƣớc lại phát triển chậm hơn các nƣớc khác. Hiểu tôn giáo ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tập quán kinh doanh là đặc biệt quan trọng ở các nƣớc có chính phủ thuộc tôn giáo.

Tôn giáo không giới hạn theo biên giới quốc gia và nó có thể tồn tại ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới đồng thời cùng một lúc. Các tôn giáo khác nhau có thể thống trị trong nhiều vùng khác nhau ở các quốc gia đơn lẻ. Quan hệ giữa tôn giáo và xã hội là phức tạp, nhạy cảm và sâu sắc.

- Giao tiếp cá nhân

Con ngƣời trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, kiến thức, thông tin qua lời nói, hành động và chữ viết. Hiểu ngôn ngữ thông thƣờng của một nền văn hóa cho phép chúng ta biết đƣợc tại sao ngƣời dân nơi đó lại suy nghĩ và hành động nhƣ vậy. Hiểu các hình thức ngôn ngữ khác nhau (ngoài ngôn ngữ thông thƣờng) của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh đƣa ra những thông tin gây ngƣợng ngùng hoặc ngớ ngẩn.

+ Ngôn ngữ thông thƣờng

Ngôn ngữ thông thƣờng là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt thông tin của một nền văn hóa đƣợc thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết. Sự khác nhau dễ thấy nhất khi chúng ta đến một quốc gia khác là ngôn ngữ thông thƣờng. Chúng ta sẽ phải lắng nghe và tham gia vào các cuộc đàm thoại, đọc các văn bản liên quan để tìm đƣờng. Chỉ có thể hiểu thực sự một nền văn hóa khi biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó, do vậy ngôn ngữ là quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế.

+ Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế)

Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết đƣợc hai bên cùng nhau hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 26)