- Khái niệm: Là các doanh nghiệp liên minh với nhau nhằm khai thác một cơ
hội nào đó trong sản xuất kinh doanh. Hay là mối quan hệ từ hai pháp nhân trở lên (nhƣng không thành lập ra thêm một pháp nhân riêng biệt) để đạt đƣợc những mục tiêu của mỗi bên đƣợc gọi là liên minh chiến lƣợc.
Đôi khi các công ty sẵn sàng hợp tác với nhau nhƣng không muốn đi quá xa để thành lập một công ty liên doanh riêng biệt. Cũng giống nhƣ liên doanh, các liên minh chiến lƣợc có thể đƣợc thành lập trong một thời gian tƣơng đối ngắn hoặc trong nhiều năm, phụ thuộc vào những mục tiêu của các bên tham gia. Các liên minh có thể đƣợc thành lập giữa các công ty và những nhà cung cấp của họ, các khách hàng của họ, thậm chí với các đối thủ cạnh tranh của họ. Để thành lập ra những liên minh nhƣ vậy, thông thƣờng một bên sẽ mua lại cổ phần của bên kia. Nhƣ vậy là các bên đều có lợi ích trực tiếp gắn với kết quả hoạt động trong tƣơng lai của các đối tác kia.
Các công ty đã rất nỗ lực sử dụng hình thức liên minh chiến lƣợc cũng nhƣ hình thức liên doanh và chi nhánh sở hữu toàn bộ. Rất nhiều công ty tham gia sở hữu chéo trên thị trƣờng toàn cầu của ngành công nghiệp giải trí. Chẳng hạn nhƣ Bertelsmann- một công ty quốc tích Đức chiếm 50% sở hữu Barneasandnoble - một công ty bán hàng trên Internet đƣợc thành lập từ nhà sách nổi tiếng Barne& Noble, Sony và Rupert Murdoch’s News Corp. Mỗi bên đều có một phần sở hữu của Sky Perfec TV.
- Ưu điểm của liên minh chiến lược
Liên minh chiến lƣợc tạo ra đƣợc một số ƣu thế quan trọng cho các công ty. Nhờ có liên minh chiến lƣợc mà các công ty có thể chia sẻ chi phí của những dự án đầu tƣ quốc tế. Chẳng hạn, nhiều công ty phát triển sản phẩm mới không chỉ áp dụng những công nghệ hiện đại mới nhất mà còn rút ngắn vòng đời của những sản phẩm hiện có. Vòng đời sản phẩm ngắn hạn sẽ làm giảm thời gian thu hồi vốn của công ty
105
cho việc đầu tƣ. Vì vậy, nhiều công ty đã hợp tác để chia sẻ chi phí phát triển sản phẩm mới. Ví dụ nhƣ Toshiba của Nhật, Siemens của Đức và IBM của Mỹ chia nhau chi phí 1 tỷ USD để phát triển một cơ sở ở Nagoya (Nhật Bản) để sản xuất ra các bộ nhớ máy tính nhỏ và hiệu quả. Các công ty thƣờng sử dụng liên minh chiến lƣợc để tác động vào các lợi thế đặc biệt của đối thủ cạnh tranh. Một liên minh mới đƣợc công bố gần đây giữa Microsoft và Liquid Audiochỉ nhằm mục tiêu đƣa âm nhạc ra thị trƣờng thông qua trang Web và phát triển các tiêu chuẩn công nghiệp cho việc dùng thử trên mạng và mua âm nhạc, điều này đòi hỏi trình độ cao về chuyên môn của hai bên đối tác. Các công ty tìm đến liên minh chiến lƣợc cũng vì nhiều lý do giống nhƣ đối với liên doanh. Một số sử dụng liên minh để có đƣợc các kênh phân phối trên thị trƣờng mục tiêu, còn một số khác sử dụng để giảm bớt rủi ro.
- Nhược điểm của liên minh chiến lược
Bất lợi lớn nhất của liên minh chiến lƣợc là nó có thể tạo ra một đối thủ cạnh tranh sở tại hay thậm chí toàn cầu trong tƣơng lai. Chẳng hạn một đối tác có thể sử dụng liên minh để thử nghiệm thị trƣờng và chuẩn bọ đƣa vào một chi nhánh sở hữu toàn bộ. Bằng cách từ chối cộng tác với các công ty khác trong những lĩnh vực là chuyên môn cốt lõi của mình, các công ty có thể giảm bớt khả năng tạo ra đối thủ cạnh tranh đe dọa mảng hoạt động chính của mình. Cũng nhƣ vậy, một công ty có thể đòi hỏi về những điều khoản hợp đồng, trong đó hạn chế các đối thủ cạnh tranh với mình trong một số sản phẩm nhất định hoặc trên một số vùng địa lý. Các công ty cũng cần thận trọng để bảo vệ các chƣơng trình nghiên cứu đặc biệt, công nghệ sản phẩm cũng nhƣ kinh nghiệm về marketing không phải cam kết chia sẻ trong liên minh.
Cũng nhƣ trong trƣờng hợp liên doanh, các tranh chấp có thể nảy sinh và cuối cùng làm xói mòn sự hợp tác. Nhƣ là một nguyên tắc, khi soạn thảo các hợp đồng liên minh, phải tính đến càng nhiều càng tốt những tranh chấp có thể xảy ra. Tuy nhiên, các vấn đề giao tiếp và các khác biệt về văn hóa vẫn có thể xảy ra.
- Các vấn đề của các công ty cần xem xét khi lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế:
Một trong những quyết định mấu chốt mà ban quản lý đƣa ra trong kinh doanh quốc tế chính là sự lựa chọn phƣơng thức thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài và sự chuẩn bị kỹ càng về các nguyên tắc định chế đƣợc dùng để tiến vào các thị trƣờng đó. Khi tiến hành mở rộng kinh doanh, công ty mẹ phải xem xét một số vấn đề sau:
Mức độ kiểm soát mà hãng muốn duy trì thông qua các quyết định, các giao dịch tài chính và các tài sản phƣơng thức liên quan đến việc đầu tƣ.
Mức độ rủi ro mà hãng có thể chấp nhận đƣợc và khoảng thời gian ƣớc tính có thể thu đƣợc lợi nhuận.
106
Các nguồn lực về tổ chức và tài chính (ví dụ nhƣ vốn, các nhà quản lý, công nghệ) mà hãng góp cho liên doanh.
Số lƣợng và những khả năng của các đối tác trên thị trƣờng.
Những hoạt động giá trị gia tăng mà hãng sẵn sàng thực hiện trên thị trƣờng và những hoạt động nào sẽ đƣợc phía đối tác thực hiện.
Tầm quan trọng phƣơng thức dài hạn của thị trƣờng. Trong số tất cả các nhân tố trên, yếu tố đầu tiên là quan trọng nhất - mức độ kiểm soát mà công ty mẹ muốn duy trì ở liên doanh.
Kiểm soát mang nghĩa là khả năng ảnh hƣởng đến các quyết định, các giao dịch
tài chính và các nguồn lực phƣơng thức trong mối quan hệ với liên doanh nƣớc ngoài. Nếu không có sự kiểm soát, công ty mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc phối hợp các hành động, tiến hành các phƣơng thức và giải quyết các tranh chấp phát sinh khi hai bên đều theo đuổi quyền lợi của mình. Bảng ... dƣới đây minh họa một cách thức hữu hiệu để tổ chức các phƣơng thức xâm nhập thị trƣờng ngoài nƣớc dựa trên mức độ kiếm soát mà mỗi phƣơng thức có thể tạo ra cho công ty mẹ trong những hoạt động giao dịch ở nƣớc ngoài. Căn cứ vào mức độ kiểm soát của công ty mẹ, những phƣơng thức xâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài có thể đƣợc phân thành ba loại:
Những phương thức với mức kiểm soát thấp là xuất khẩu, thƣơng mại đối lƣu và
tìm nguồn cung ứng toàn cầu. Các phƣơng thức này có mức độ kiểm soát ít nhất đối với các hoạt động giao dịch ở nƣớc ngoài do công ty mẹ giao phần lớn trách nhiệm cho các đối tác nƣớc ngoài (các nhà phân phối hay cung ứng).
Những phương thức với mức kiểm soát cao là những liên doanh góp vốn cổ phần và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Công ty mẹ đạt đƣợc mức độ kiểm soát lớn nhất qua việc thiết lập sự hiện diện của mình ở thị trƣờng nƣớc ngoài.
Hình 3.4: Các hình thức thâm nhập thông qua đầu tƣ
Các hình thức thâm nhập thông qua đầu tƣ
Chi nhánh sở hữu toàn bộ
Liên doanh Liên minh chiến lƣợc Hội nhập về phía trƣớc Hội nhập về phía sau Đa giai đoạn Mua lại
107
Phƣơng thức kiểm
soát thấp
Phƣơng thức kiểm soát trung bình
Phƣơng thức kiểm soát cao Xuất khẩu và mua bán đối lƣu Tìm nguồn cung ứng toàn cầu Cấp phép, nhƣợng quyền và các phƣơng thức hợp đồng khác Các liên doanh hợp tác dựa trên dự án (không góp vốn cổ phần) Liên doanh góp vốn cổ phần sở hữu thiểu số Liên doanh góp vốn cổ phần sở hữu đa số Công ty con sở hữu toàn phần (FDI)
Tối thiểu Tối đa
Có hạn Lớn
Tối đa Tối thiểu
Thấp Cao
Hình 3.5: Phân loại phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài dựa trên mức độ kiểm soát của công ty mẹ