Khái niệm và vai trò của chiến lƣợc kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 55 - 56)

2.1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế

- Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát triển chung của công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động quốc tế hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất.

Bản chất của chiến lƣợc vẫn là phác thảo hình ảnh tƣơng lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác các nguồn lực. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lƣợc đƣợc dùng theo ba ý nghĩa phổ biến nhất, đó là:

- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. - Đƣa ra các chƣơng trình hành động tổng quát.

- Lựa chọn các phƣơng án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.

Tuy còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lƣợc song các đặc trƣng cơ bản của chiến lƣợc trong kinh doanh đƣợc quan niệm tƣơng đối thống nhất. Các đặc trƣng cơ bản đó là:

- Chiến lƣợc xác định rõ những mục tiêu cơ bản về phƣơng hƣớng kinh doanh cần đạt tới trong từng thời kỳ và đƣợc quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Tính định hƣớng của chiến lƣợc nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trƣờng kinh doanh thƣờng xuyên biến động.

- Chiến lƣợc kinh doanh chỉ phác thảo những phƣơng hƣớng hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Nó chỉ mang tính định hƣớng còn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải kết hợp mục tiêu chiến lƣợc với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lý và điều chỉnh cho phù hợp với môi trƣờng và điều kiện kinh doanh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và khắc phục sự sai lệch do tính định hƣớng của chiến lƣợc gây ra.

- Chiến lƣợc kinh doanh đƣợc xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp trong hiện tại và tƣơng lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành ƣu thế trong cạnh tranh.

- Chiến lƣợc kinh doanh đƣợc phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lƣợc.

51

Điều quan trọng để hình thành một chiến lƣợc tốt là xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt đƣợc của công ty và dự kiến trƣớc xem công ty sẽ đạt đƣợc các mục tiêu này nhƣ thế nào. Điều đó đòi hỏi công ty phải tiến hành phân tích các khả năng và thế mạnh của chính nó để xác định cái mà công ty có thể làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Mặt khác đòi hỏi công ty phải đánh giá môi trƣờng cạnh tranh, môi trƣờng kinh doanh quốc gia và quốc tế nơi mà công ty đang hoạt động.

2.1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế

- Một chiến lƣợc đƣợc xác định rõ ràng giúp công ty cạnh tranh có hiệu quả trên các thị trƣờng quốc tế mà đang cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Chiến lƣợc giúp công ty có thể phối hợp các bộ phận và các phòng ban khác nhau của công ty để đạt đƣợc các mục tiêu một cách tốt nhất.

- Một chiến lƣợc rõ ràng và thích hợp có thẻ hƣớng công ty vào các hoạt động mà các công ty hoạt động tốt nhất và vào các ngành mà công ty phù hợp nhất.

- Một chiến lƣợc thích hợp có thể giúp công ty và quốc gia cải thiện căn bản tình hình vị thế hiện tại của mình.

- Một chiến lƣợc rõ ràng và thích hợp có tác dụng định hƣớng cho hoạt động dài hạn của công ty và là cơ sở vững chắc để triển khai các hoạt động tác nghiệp.

- Một chiến lƣợc rõ ràng và thích hợp cho phép các nhà quản lý nhận biết và tận dụng các cơ hội kinh doanh, kết hợp đƣợc các cố gắng của cá nhân với các nỗ lực chung của tập thể, cho phép phân phối thời gian và các nguồn tài nguyên cho các cơ hội một cách hợp lý, giảm thiểu thời gian cho việc điều chỉnh lại các quyết định sai sót và cho phép ra các quyết định hỗ trợ tốt hơn cho các mục tiêu đƣợc thiết lập.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (Trang 55 - 56)