Tăng cường vai trò quản trị rủi ro của ủy ban Quản trị tài sản nợ Tài sản có

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 78 - 80)

Tài sản có

Trong mô hình quản trị rủi ro của các ngân hàng trên thế giới hiện nay, ủy ban ALCO được thành lập từ rất sớm và giữ một vai trò rất quan trọng. Hiện tại, ủy ban ALCO tại NHCT vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm quản trị do mới được thành lập vào cuối năm 2010 và hoạt đọng được 1 năm, vì vậy trong thời gian tới, muốn

nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản thì cần phải nâng cao vị trí và vai trò của bộ phận này. Cụ thể, trong thời gian tới ủy ban ALCO phải thực hiệnvà hoàn thiện được các hoạt động sau:

- Chỉ đạo tác nghiệp trên cơ sở kế hoạch nguồn vốn đã được duyệt bởi hội đồng quản trị rủi ro.

- Cung cấp giá làm cơ sở cho việc hạch toán nội bộ trên cơ sở các mức giá điều tiết rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.

- Chuyển các giao dịch với các đơn vị thị trường vào sổ sách và vào bảng chuyển đổi kì đáo hạn của quản trị rủi ro thanh khoản.

- Phối hợp, kết hợp với giữa điều tiết rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.

- Phân tách và điều tiết rủi ro thanh khoản; phân định rõ ràng lỗ và lãi trong đảm bảo yêu cầu về rủi ro thanh khoản.

3.2.3. Nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo duy trì các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh

Năng lực tài chính của một ngân hàng là yếu tố để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn đinh. Một ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh sẽ khó gặp phải các vấn đề về rủi ro thanh khoản.

Có rất nhiều yếu tố để đánh giá năng lực tài chính của một NHTM, nhưng yếu tố tài chính quan trọng nhất là vốn. Vốn ngân hàng là điều kiện cơ bản đảm bảo tiền gửi của khách hàng, vì một khi ngân hàng gặp rủi ro trong kinh doanh như nợ khó đòi, lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán thì vốn của ngân hàng là khoản bù đắp rủi ro đó và tạo khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng. Vốn cũng sẽ quyết định đến mức độ rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Vì thế, gia tăng vốn, đặc biệt là vốn tự có là một biện pháp giảm thiểu mức độ rủi ro thanh khoản; tăng độ dày cho tấm đệm phòng chống phá sản của ngân hàng và đảm bảo duy trì được các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh. Để có thể tăng vốn tự có an toàn và hiêu quả ngân hàng cần phải:

- Lựa chọn một lộ trình phù hợp với tình hình hiện tại và đảm bảo duy trì được các tỷ lệ an toàn về vốn.

- Chọn cổ đông chiến lược là các cổ đông nước ngoài và đa dạng danh mục các đối tác chiến lược.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở tình hình thực tế, sử dụng vốn tăng thêm hợp có hiệu quả.

- Cân đối quyền lợi của cổ đông khi thực hiện chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu. - Xác định các tiêu chí đánh giá hiêu quả vốn tự có tăng thêm rõ ràng và chi tiết hơn.

3.2.4. Tăng nguồn vốn trung, dài hạn với lãi suất cố định và sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất

Cũng giống như các ngân hàng khác, danh mục tài sản nợ của NHCT thường có xu hướng thâm hụt các nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định. Đó là kết quả của sự không ưa thích đầu tư dài hạn tại một thị trường tài chính chưa phát triển như ở Việt Nam. Kết quả là ngân hàng luôn phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn và điều đó sẽ tạo nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Vì thế chiến lược nguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định sẽ giúp ngân hàng có được một nguồn vốn chắc chắn trong tương lai; giảm tài sản dự trữ có thu nhập thấp và giảm chi phí liên quan đến việc phải tuần hoàn thường xuyên các nguồn vốn ngắn hạn. Để tăng nguồn trung dài hạn với lãi suất cố định ngân hàng có thể thực hiện theo các cách sau:

- Phát hành các giấy tờ có giá huy động vốn trung, dài hạn với lãi suất cố định. - Khuyến khích khách hàng gửi tiền dài hạn bằng nhiều biện pháp như: gia tăng các chương trình khuyến mãi và các dịch vụ đi kèm khi khách hàng gửi tiền dài hạn; đưa ra mức lãi suất dài hạn hấp dẫn theo mức tăng dần của kì hạn…

Dù có nhiều ưu điểm nhưng chiến lược nguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định cũng dễ gặp phải rủi ro lãi suất khi lãi suất trên thị trường giảm. Để phòng ngừa điều này, NHCT nên sử dụng thêm các công cụ phái sinh như hoán đổi ngoại tệ, thực hiện giao dịch có kì hạn…

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 78 - 80)