Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 78)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI ROTHANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Trên cơ sở những hạn chế và định hướng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của NHCT, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại NHCT như sau:

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý rủi ro thanhkhoản khoản

Như đã trình bày ở trên, mặc dù đã có cơ chế quản trị rủi chung nhưng về rủi ro thanh khoản thì ngân hàng chưa có những văn bản chi tiết, cụ thể hóa qui trình quản trị rủi ro thanh khoản. Có thể nói cơ chế chính sách như bộ xương sống tạo dựng cho mọi hoạt động của ngân hàng. Vì thế, giải pháp đầu tiên để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản của NHCT là xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách quản trị rủi ro thanh khoản.

Về nội dung, các cơ chế chính sách này trước hết phải tuân thủ các qui định của NHNN; sau đó tiến tới tuân thủ các thông lệ quốc tế, hiện tại là Basel 2 và nếu có thể là Basel 3. Các cơ chế chính sách này cũng phải luôn cập nhật tình hình các văn bản, các qui định mới trong nước và quốc tế để có những thay đổi phù hợp nhất.

Về hình thức, các cơ chế chính sách phải được thể hiện dưới dạng văn bản (có thể dưới dạng sổ tay quản trị rủi ro), có hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong tổ chức, nhận biết, đo lường và kiểm soát rủi ro. Các văn bản này cần phổ biến tới các cán bộ có liên quan và lưu giữ trong hệ thống máy tính để làm căn cứ kiểm tra, giám sát của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 78)