Phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 50 - 53)

Trên cơ sởđược Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch kinh doanh hàng năm, phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO có trách nhiệm phân tích và dự báo dòng tiền vào, ra trong hệ thống theo kế hoạch cân đối nguồn vốn kinh doanh đã được duyệt hàng quí và năm, đồng thời căn cứ vào biến động nguồn vốn và sử dụng vốn thực tế trong tháng, quí, năm để đưa ra các quyết định về quản lý và điều hành vốn khả dụng cho phù hợp.

Phòng Đầu tư căn cứ vào dự báo biến động nguồn vốn khả dụng, tiến hành dự trữ thứ cấp thông qua việc mua bán giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao. Các giấy tờ có giá này có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp để chuyển hóa thành tiền. Phòng Đầu tư có thể quyết định bán lại các giấy tờ có giá cho NHNN thông qua thị trường mở, hoặc vay tái cấp vốn khi nguồn vốn khả dụng thiếu hụt để đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống.

Căn cứ vào các qui định của NHNN, phòng Kế hoạch và hỗ trợ ALCO phối hợp với phòng Đầu tư đề xuất phương án quản lý vốn khả dụng của Ngân hàng, đảm bảo số dư bình quân thực tế trên tài khoản tiền gửi VNĐ và ngoại tệ tại NHNN hàng tháng không thấp hơn số dư tài khoản dự trữ bắt buộc theo qui định. Ngoài ra phòng đầu tư còn thiết lập quan hệ hạn mức giao dịch với các ngân hàng khác để hỗ trợ nhau khi cần thiết.

Ủy ban ALCO được họp định kì hay đột xuất tùy theo yêu cầu hoạt động kinh doanh, chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp cân đối nguồn vốn kinh doanh đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2.2.2.4. Qui trình kiểm tra, giám sát

Qui trình quản lý vốn khả dụng tại NHCT đang thực hiện trong hệ thống INCAS, chương trình thanh toán liên ngân hàng CITAD. Đây là chương trình cung cấp thông tin tổng thể phục vụ công tác quản trị điều hành, mặt khác cung cấp số liệu chính xác giúp cho việc khoanh vùng các giao dịch có dấu hiệu gian lận, tác

nghiệp sai phục vụ công tác giám sát phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro. Chương trình hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát thông qua việc cung cấp các số liệu sau:

- Nguồn vốn và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nhằm kiểm soát tỷ lệ đủ vốn của toàn hệ thống. Kiểm soát vốn ngắn hạn dùng cho vay trung, dài hạn cũng như tính thanh khoản, trạng thái ngoại hối.

- Qui mô, cơ cấu và sự biến động nguồn vốn, dư nợ tín dụng, lợi nhuận qua từng thời kỳ, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do ngân hàng giao phó cho từng chi nhánh.

- Phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro trong các mặt hoạt động: huy động vốn, cho vay, tài trợ thương mại, chuyển tiền. Đặc biệt hỗ trợ kiểm soát biến động số dư nợ cần chú ý và nợ xấu.

2.2.2.5. Hệ thống thông tin báo cáo

Hiện đang thực hiện theo các báo cáo trong hệ thống INCAS nên các báo cáo này được lập hàng ngày và báo cáo lên NHNN vào thời điểm cuối ngày. Dưới đây là các giả định được áp dụng khi lập báo cáo:

- Tiền gửi tại NHNN Việt Nam được xếp loại tiền gửi thanh toán, trong đó bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc. Số dư của tiền gửi dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào thành phần và kỳ hạn của các khoản tiền gửi khách hàng của Ngân hàng;

- Thời gian đáo hạn của chứng khoán đầu tư được tính dựa trên ngày đáo hạn của từng loại chứng khoán;

- Thời gian đến hạn của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD và các khoản cho vay khách hàng được xác định dựa vào ngày đáo hạn gốc theo quy định tại hợp đồng. Thời gian đến hạn thực tế có thể thay đổi do các khế ước cho vay được gia hạn.

- Thời gian đến hạn của các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần được coi là hơn một năm do các khoản đầu tư này không có thời gian đáo hạn xác định.

- Các khoản tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng và các khoản tiền gửi của khách hàng được xác định dựa vào tính chất của các khoản này hoặc thời gian đáo hạn trên hợp đồng. Tài khoản Nostro (Tài khoản của ngân hàng này mở tại ngân hàng khác) và tiền gửi thanh toán được thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng và do đó được xếp loại không kỳ hạn.

- Thời gian đáo hạn đối với các khoản vay và tiền gửi kỳ hạn được xác định dựa trên ngày đến hạn theo hợp đồng. Trong thực tế, các khoản này có thể được quay vòng và do đó duy trì trong thời gian dài hơn thời gian đáo hạn ban đầu.

Căn cứ vào các báo cáo này, NHCT xác định được và dự báo được nguồn vốn khả dụng trong tương lai, từ đó có kế hoạch sử dụng và bổ sung nguồn vốn thích hợp.

Báo cáo này cũng giúp NHNN quản lý tỷ lệ khả năng chi trả của ngân hàng có được thực hiện theo thông tư 13/TT-NHNN hay không để có chế độ xử phạt với ngân hàng khi không thực hiện đúng theo qui định. Thêm vào đó các báo cáo này cũng giúp NHNN dự báo được tình trạng thanh khoản trong toàn hệ thống ngân hàng, từ đó có những biện pháp điều chỉnh thích hợp lượng cung, cầu vốn khả dụng, thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt hay mở rộng một cách hiệu quả nhất.

Hiện nay, NHCT đã triển khai thành công cơ chế quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính (Hệ thống điều chuyển vốn định giá nội bộ FTP) và bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối tháng 3/2011. FTP là một hệ thống các cơ chế kế toán - quản lý nhằm đo lường giá trị của chi phí cơ hội của các khoản vốn huy động được và sử dụng đầu tư; giúp xác định đúng khả năng sinh lợi của từng đơn vị kinh doanh, từng sản phẩm, theo từng khách hàng. Kết quả phân tích FTP có thể giúp xác định bộ phận nào tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trong báo cáo lỗ, lãi.

FTP có mối liên hệ mật thiết với phương pháp và thực tiễn quản lý Tài sản có/Tài sản nợ của một NHTM. Việc hiểu rõ các bộ phận khác nhau trong bảng cân đối kế toán liên hệ qua lại như thế nào là rất cần thiết đối với quản trị NHTM. Một hệ thống FTP được xây dựng tốt sẽ giúp ngân hàng xác định được, định giá được và quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, đưa ra những động lực phù hợp cho các đơn vị kinh doanh, đồng thời nhận diện được tác động của chuyển giao rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản trong bộ phận cân đối nguồn vốn.

FTP hỗ trợ rất tốt trong quản lý rủi ro thanh khoản. Theo cơ chế này thì Vốn được luân chuyển giữa các chi nhánh thông qua hệ thống FTP, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của NHCT. Hệ thống FTP sẽ giúp NHCT “mua” tất cả tài sản Nợ và “bán” tất cả các tài sản Có cho các chi nhánh theo đúng mức độ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của tài sản Có, tài sản Nợ. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và

cho vay giữa khách hàng và chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với trụ sở chính.

Sơ đồ 2.4: CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG FTP TẠI NHCT

Nguồn: ThS. Mã Thành Tân http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/101123.html

truy cập ngày 23/1/2012

Khi có nhu cầu thanh toán, số dư tiền gửi khách hàng tại chi nhánh giảm một lượng tương ứng số dư vốn của chi nhánh được ghi nhận trong hệ thống FTP, và chi nhánh trong điều kiện bình thường không cần phải quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Như vậy mọi rủi ro thanh khoản sẽ chuyển từ chi nhánh về trụ sở chính và trụ sở chính sẽ chịu trách nhiệm quản trị rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống. Cơ chế này giúp ban quản lý rủi ro có được cái nhìn tổng quát nhanh chóng về hoạt động thanh toán trên khắp các chi nhánh của NHCT giúp việc ra các quyết định quản trị rủi ro thanh khoản chính xác và kịp thời hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w