Quản trị thanh khoản kết hợp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 29 - 31)

Đây là biện pháp mà ngân hàng sử dụng kết hợp cả việc tích trữ thanh khoản và đi mua thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản tại mọi thời điểm.

Phương pháp kết hợp này đã khắc phục được nhược điểm của cả hai phương pháp trên nhưng vẫn duy trì các ưu điểm của chúng. Quản trị thanh khoản kết hợp sẽ làm giảm thấp dự trữ thanh khoản để cho vay đầu tư, giảm chi phí thanh khoản xuống mức hợp lý và nâng cao tính chủ động của ngân hàng.

Quản trị rủi ro là một công việc phức tạp vì nó đòi hỏi có sự phối hợp giữa các bộ phận và giữa các khâu trong cả một qui trình. Chỉ một sự sai sót nhỏ ở một bộ phận hoặc một khâu trong qui trình cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế nâng cao chất lượng quản trị rủi ro luôn là một yêu cầu được đặt lên hàng đầu với các nhà quản trị ngân hàng.

Chất lượng quản trị rủi ro được thể hiện trong cách nhận biết, đo lường, tổ chức, kiểm soát và giám sát rủi ro, được mô tả ở ba cấp độ: tốt (Strong), Vừa (Satisfactory) và yếu (Weak).

Bảng 1.5: CÁC MỨC ĐỘ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

Nguồn: Compertroller’s handbook, 2010, tr.40

Tốt Vừa Yếu

1. Chính sách quản lý

Có những hướng dẫn hiệu quả về việc quản lý và chịu trách nhiệm

Có những hướng dẫn hiệu quả trong việc quản lý, có thể tồn tại một vài điểm yếu nhưng không quan trọng.

Không được hoàn thành hoặc không hợp lý

2. Qui trình quản lý RRTK

Phát huy hiệu quả trong việc nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát RRTK

Nói chung là hiệu quả trong việc nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát RRTK. Có thể có những yếu kém do sự phức tạp của các loại rủi ro nhưng dễ dàng sửa chữa

Không hiệu quả trong việc nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát RRTK

3. Khả năng nắm bắt thị trường

Việc quản lý phải nắm bắt cặn kẽ mọi khía cạnh của RRTK và dự đoán, xử lý kịp thời khi tình hình thị trường thay đổi

Việc quản lý cơ bản nắm bắt được các khía cạnh chủ chốt của RRTK và dự đoán, xử lý vừa khi tình hình thị trường thay đổi

Việc quản lý không nắm bắt một cách đầy đủ hoặc không nhận ra các khía cạnh của RRTK; không thể dự đoán hoặc và xử lý kịp thời khi tình hình thị trường thay đổi.

4. Kế hoạch quĩ dự phòng

Được xây dựng tốt, có hiệu quả và hữu ích

Được xây dựng ở mức độ vừa phải, mang tính chất tạm thời, đề cập tới hầu hết các vấn đề liên quan và bao quát được một mức độ hợp lý

Không tồn tại hoặc được xây dựng không hợp lý, không thực tế, không thích ứng với tình hình và không được bổ sung kịp thời. 5. Hệ thống xử

lý thông tin

Tập trung vào các vấn đề quản trị và cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ nhằm phát huy hiệu quả của quản lý thanh khoản

Tương đối tốt trong việc tập trung các vấn đề quản trị và cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đù. Có một vài khuyến cáo không phải là trọng yếu và không ảnh hưởng tới sự hiệu quả

Không đầy đủ (Các thông tin sơ khai có thể thiếu hoặc không chính xác) và các báo cáo không có ý nghĩa

6. Kiểm toán Toàn diện và hiệu quả Thỏa đáng. Một vài yếu kém không trọng yếu và không làm suy yếu tính hiệu quả hoặc sự tin cậy trong quá trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w