Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Vốn huy động có vai trò rất quan trọng vì đây là nguồn vốn được sử dụng chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ bên tài sản của bảng tổng kết. Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quà trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng để làm vốn kinh doanh. Vốn có thể huy động dưới nhiều hình thức như gửi tiền; phát hành giấy tờ có giá… nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn phải kể đến nguồn vốn huy động từ khách hàng.
Bảo lãnh (Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán,…)
Cho vay đầu tư (Ngắn, trung, dài hạn; tài trợ xuất nhập khẩu; ...)
Thanh toán và tài trợ thương mại (Phát hành L/C; …)
Ngân quĩ (Mua bán ngoại tệ, các GTCG, thu chi tiền mặt …) Thẻ và ngân hàng điện tử (Phát hành thẻ tín dụng, e-banking…) Hoạt động khác (Tư vấn tài chính; cho thuê tài chính, bảo hiểm…) CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Biểu đồ 2.1: SỐ VỐN HUY ĐỘNG TỪ KHÁCH HÀNG THEO LOẠI TIỀN TỆ 2009 – 2011
Dưới đây là bảng số liệu cụ thể và tỷ lệ tăng số huy động của khách hàng theo lọai tiền tệ trong ba năm qua 2009 – 2011
Bảng 2.1: TỶ LỆ TĂNG SỐ VỐN HUY ĐỘNG KHÁCH HÀNG THEO LOẠI TIỀN TỆ
Năm 2009 2010 2011
Tỷ đồng Tỷ lệ tăng Tỷ đồng Tỷ lệ tăng Tỷ đồng Tỷ lệ tăng VNĐ 123.784,53 26,24% 177.849,44 43,68% 226.912,63 27,59%
Ngoại tệ 24.590,07 4,30% 25.399,48 3,29% 29.534,67 16,28%
Tổng 148.374,60 21,98% 203.248,91 36,98% 256.447,30 26,17%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT 2009, 2010 và Quý 4/2011
Biểu đồ và số liệu ở trên cho thấy có sự tăng trưởng vốn huy động qua các năm như sau năm 2009 tăng 26,24%, năm 2010 tăng 54.874,31 tỷ đồng (tương ứng 43,68 %). Năm 2011 huy động từ khách hàng đạt 256.447,3 tỷ đồng, tăng 53.198,39 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 26,59 % so với năm 2010. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao và mức tăng trưởng lớn, vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng trưởng chậm qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng chậm này đó là do lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn nhiều so với huy động nội tệ và có xu hướng ngày một giảm. Nhằm kiểm soát và ổn định tỉ giá USD/VNĐ NHNN ban hành Thông tư Số: 09/2011/TT-NHNN vào 09/04/2011chính thức đưa ra lãi suất tối đa đối với huy động đồng Đôla Mỹ là 3% làm lãi suất liền gửi đồng Đôla Mỹ tại các ngân hàng thương mại giảm từ 4,2% - 6% xuống còn 2 - 3%. Thông tư này làm rất nhiều người đang có ý định gửi tiết
kiệm bằng đồng Đôla Mỹ phải băn khoăn bởi lẽ so với việc gửi tiền bằng ngoại tệ thì gửi tiền bằng VNĐ lãi suất cao có lợi hơn rất nhiều. Đây chính là nguyên nhân cho sự tăng vượt trội về huy động vốn nội tệ so với ngoại tệ.
Biểu đồ 2.2: CƠ CẤU CÁC LOẠI TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG 2011
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT Quý 4/2011
Về loại hình tiền gửi thì tiền gửi có kì hạn (chủ yếu là kì hạn nhỏ hơn 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động (trên 70%), tiếp đó là tiền gửi không kì hạn (trên 19%), các nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10%). Trọng thời gian qua lạm phát tăng nhanh vì vậy khách hàng ưu tiên gửi ngắn hạn, hơn nữa do sự cạnh tranh của các ngân hàng nêu nhiều ngưới đầu tư lướt sóng bằng cách gửi tiền với kì hạn ngắn sau đó rút tiền chuyển sang gửi tại ngân hàng khác để được hưởng lãi suất ưu đãi.
Bảng 2.2: CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
2009 2010 2011 Tỷ đồng Tỷ trọng Tỷ đồng Tỷ trọng Tỷ đồng Tỷ trọng Tổ chức kinh tế 66.241 44,67% 98.482 47,88% 111.340 43,42% Cá nhân 75.213 50,72% 106.881 51,96% 140.517 54,79% khác 6.830 4,61% 329 0,16% 4.590 1,79% Tổng 148.284 100,00% 205.692 100,00% 256.447 100,00%
Về đối tượng khách hàng thì chiếm số lượng lớn nhất là tiền gửi của khách hàng cá nhân (trên 50%), sau đó là tổ chức kinh tế và các đối tượng khác. Trong giai đoạn 2009 - 200 thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng gia tăng (từ chiếm tỷ trọng 44,67% vào năm 2009 lên 47,88% vào năm 2010 tuy nhiên do năm 2011 kinh tế nhiều biến động doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên tỷ trọng tiền gửi ngân hàng của các tổ chức kinh tế giảm xuống còn 43,42%