Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 70 - 73)

Thứ nhất, nguồn nhân lực của NHCT hình thành phần lớn do lịch sử để lại, nên khả năng tiếp cận với các vấn đề mới còn hạn chế. Con người là một yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản, vì đây là hoạt động mang nhiều yếu tố chủ quan trong việc điều hành. Nếu năng lực cán bộ bị hạn chế, không có đủ tầm nhìn để xác định khả năng biến động của luồng vốn, không nhìn ra rủi ro tiềm ẩn trong các cơ hội đầu tư hoặc quá thận trọng, không dám đầu tư để nguồn vốn ứ đọng trong ngân hàng quá nhiều thì rủi ro thanh khoản là khả năng khó tránh khỏi với hoạt động ngân hàng.

NHCT đã có nhiều đổi mới trong tuyển dụng như minh bạch việc thi tuyển vào ngân hàng. Tuy nhiên thời gian trước còn nhiều tiêu cực trong quá trình tuyển dụng dẫn đến hiệu quả của quá trình tuyển dụng còn thấp trình độ của nhân viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc.

Thứ ba là vấn đề đào tạo. Bên cạnh tuyển dụng vấn đề đào tạo nhân viên quản trị rủi ro thanh khoản vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhưng thực tế, ngân hàng vẫn thiếu những cán bộ được đào tạo chuyên sâu về quản lý rủi ro thanh khoản. Cụ thể trên webtsite của trường http://vietinbank.edu.vn/Default.aspx?tabid=349&cateid=17&temidclicked=17 trong mục tài liệu cho danh mục Quản trị rủi ro không cập nhật bất kỳ một loại tài liệu nào. Cũng trong website này có thể thấy khi click vào lớp học Quản trị rủi ro hiện lên dòng chữ : “Hiện tại các khóa học trong chuyên mục bạn cần tìm đang được xây dựng”. Điều này chính là nguyên do của việc thiếu kiến thức chuyên sâu cho cán bộ quản trị rủi ro. Trong quá trình đào tạo nhân viên, nội dung đạo đức cán bộ ngân hàng còn sơ sài mang tính chất hình thức. Ngân hàng cũng chưa xây dựng hệ thống quy chuẩn về đạo đức cán bộ ngân hàng vì vậy “rủi ro đạo đức” là điều khó tránh khỏi.

Thứ tư đó chính là đãi ngộ, mặc dù lương cán bộ NHCT là rất cao so với thu nhập trung bình và so với toàn ngành ngân hàng. Cụ thể lương cán bộ NHCT cao nhất ngành ngân hàng lương trung bình hàng tháng của nhân viên đạt 20,27 triệu đồng tuy nhiên áp lực công việc của cán bộ nhân viên ngân hàng rất cao. Việc làm ngoài giờ thường xuyên xảy ra bên cạnh đó do trụ sở chính thường xuyên áp doanh số cho các chi nhánh. Áp doanh số huy động vốn, và doanh số cấp tín dụng đối với nhân viên đôi khi quá lớn khiến họ phải bất chấp đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành chỉ tiêu. Đây là một trong số các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng – rủi ro gắn liền với rủi ro thanh khoản.

Thứ tư, ủy ban ALCO của NHCT mới được thành lập vào cuối năm 2010. Do ủy ban hoạt động được thời gian ngắn nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị rủi ro vì vậy chưa đóng góp triệt để vai trò trong việc quản trị rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận chương 1, chương 2 của khóa luận đã tập trung phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2011. Từ thực trạng của ngân hàng, khóa luận cũng đề cập tới những đánh giá tổng quát về kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong việc quản lý rủi ro thanh khoản trong thời gian qua.

Như đã trình bày ở chương 1, quản trị rủi ro có vai trò quan trọng với sự tồn tại của các NHTM. Do đó, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản được xem là yêu cầu cấp bách không chỉ với riêng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mà còn với toàn hệ thống các ngân hàng. Chính vì vậy, chương 3 dưới đây sẽ đề cập tới những giải pháp nhằm hạn chế những tồn tại để nâng cao chất lượng của hoạt quản động trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 70 - 73)