RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, NHCT đã có một hệ thống chính sách, cơ chế quản trị rủi ro, trong đó có cơ chế quản trị rủi ro thanh khoản. Các chính sách, cơ chế này đều được thiết lập trên cơ sở các qui định của NHNN. Bên cạnh đó ban lãnh đạo đã đưa ra nhứng quyết sách mang tính chiến lược giúp NHCT vượt chỉ tiêu trong năm 2011 đầy khó khăn cho thị trường tài chính Việt Nam. Ví dụ như hạn chế cấp tín dụng vào các ngành nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản.
Thứ hai, Mô hình quản lý rủi ro của NHCT là mô hình quản lý được thiết kế theo hướng hiện đại, chặt chẽ được xây dựng bao gồm 3 cấp độ cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro đảm bảo được chất lượng trong khâu quản trị rủi ro từ trụ sở chính xuống chi nhánh, từ hội đồng quản trị đến các ủy ban liên quan.
Thứ ba, NHCT đã có những linh hoạt trong quản trị rủi ro thanh khoản. Bản chất của việc quản trị rủi ro thanh khoản là quản trị tài sản Nợ - Có nhằm đáp ứng các yêu thanh khoản nhưng vẫn tạo ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đầu tư vào các tài sản có độ sinh lời cao. Nhìn chung trong giai đoạn 2009 - 2011, NHCT đã quản lý khá tốt trạng thái thanh khoản của mình, duy trì các hệ số thanh khoản ở mức độ hợp lý nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời trong các giai đoạn khác nhau. Đặc biệt trong năm 2011, NHCT đã vượt qua nhiều thách thức khó khăn của thị
trường đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Bảng 2.17: SO SÁNH KẾT QUẢ NHCT ĐẠT ĐƯỢC VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2011
Kết quả đạt
được năm 2011 Kế hoạch 2011
% so với kế hoạch
Tổng tài sản (tỷ đ) 460.421 441.000 104,4%
Vốn điều lệ (tỷ đ) 20.230 20.000 - 30.000 Đạt
Lợi nhuận trước thuế (tỷ ) 8.105 5.100 159%
Tăng trưởng huy động vốn 24,4% 20% Vượt
Tăng trưởng tín dụng và đầu tư 24,8% 20% Vượt
Nợ xấu 0,74% < 3% Vượt
ROE 25,4% 16 - 18% Vượt
ROA 1,96% 1,2% Vượt
Cổ tức 20% 15% -17% Vượt
Nguồn: http://investor.vietinbank.vn/Handlers/DownloadReportView.ashx?ReportID=55 truy cập ngày 1/3/2012
NHCT đã đạt được kết quả kinh doanh vượt bậc, các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao, tiếp tục khẳng định bước đi vững chắc với vai trò chủ lực, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thứ tư, NHCT đã ứng dụng các công nghệ, chương trình và thiết bị hiện đại trong quản lý. Qui trình quản lý vốn khả dụng tại NHCT đang thực hiện trong hệ thống INCAS, chương trình thanh toán liên ngân hàng CITAD. Các chương trình này giúp NHCT theo dõi được tình hình các luồng tiền vào, ra trong ngày, cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, giúp khoanh vùng dấu hiệu thất thoát, sai chế độ từ đó có thể đưa ra các phương án xử lý nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí. NHCT cũng đã triển khai thành công cơ chế quản lý vốn tập trung tại Hội sở của chính (Hệ thống điều chuyển vốn định giá nội bộ FTP) với nhiều ưu điểm và góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản. Mọi rủi ro thanh khoản sẽ chuyển từ chi nhánh về Trụ sở chính giúp cho ban quản trị rủi ro tại NHCT có được cái nhìn tổng hợp toàn diện hơn từ đó đưa ra những quyết sách hợp lý trong việc quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất, mặc dù đã có một cơ chế, chính sách về quản lý rủi ro trong ngân hàng nhưng chưa có những văn bản cụ thể hướng dẫn chi tiết về qui trình quản trị
rủi ro thanh khoản. Năm 2011 ngân hàng công thương đã hoàn thiện việc xây dựng khung quản trị rủi ro tín dụng để quy định quy chuẩn cho việc xác định đo lường quản lý giám sát báo cáo rủi ro tín dụng tuy nhiên chưa xây dựng khung quản trị rủi ro thanh khoản để quy định cho việc xác định đo lường quản trị rủi ro thanh khoản. Điều này gây khó khăn cho các cán bộ quản trị trong việc thực hiện các khâu trong qui trình. Thêm vào đó, nó cũng làm hạn chế trong việc kiểm sát chặt chẽ rủi ro thanh khoản và khó khăn trong việc kiểm soát chéo hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.
Thứ ba, Ủy ban ALCO chưa phát huy được hết vai trò trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Do ủy ban ALCO mới được thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm nên quản trị rủi ro thanh khoản hiện nay tại NHCT vẫn chủ yếu do hai phòng Kế hoạch và hỗ trợ ALCO và phòng đầu tư thực hiện. Không phát huy được hết vai trò và chức năng của Ủy ban ALCO sẽ làm hạn chế rất nhiều đến chất lượng của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng.
Thứ ba, NHCT còn thiếu nguồn vốn trung dài hạn cụ thể là tiền gửi khách hàng trên 1 năm chỉ đạt 17.513,1 tỷ đồng đạt 6,83% so với tổng tiền gửi khách hàng dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn là điều tất yếu. Đây cũng là thực trạng chung của các NHTM ở Việt Nam khi thị trường tài chính tại Việt Nam chưa phát triển, và nguồn vốn huy động được chủ yếu là nguồn vốn không kì hạn hoặc kì hạn nhỏ hơn 1 năm.
Thứ tư, tốc độ triển khai các chương trình công nghệ mới, các công cụ hỗ trợ cho quản lý rủi ro tại ngân hàng còn chậm. Cụ thể là hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FPT theo thông lệ quốc tế đã được thực hiện từ lâu. Nhưng NHCT mất 2 năm để nghiên cứ và xây dựng cho tới đầu tháng 4 năm 2011 hệ thống này mới chính thức được đưa vào sử dụng. Cho tới nay NHCT vẫn đang thực hiên giai đoạn I: hệ thống FTP mua bán vốn khớp giao dịch cho 2 mảng huy động vốn và cho vay chưa thực hiện được được sang giai đoạn II: hệ thống FTP mua bán vốn khớp giao dịch cho toàn bộ bảng cân đối. Quá trình quản trị rủi ro thanh khoản dựa chủ yếu trên kinh nghiệm phân tích dự báo của phòng Kế hoạch và hỗ trợ ALCO và phòng Đầu tư. Việc kế toán dòng tiền, dự báo và tính toán cân đối khả năng thanh khoản vẫn chủ yếu làm thủ công hoặc bằng các công cụ đơn giản thông qua Excel. Điều này làm chậm quá trình quản trị rủi ro, dễ dẫn tới sai sót làm ảnh hưởng tới kết
quả báo cáo và công tác dự báo kế hoạch sử dụng vốn trong tương lai. Theo báo cáo tài chính của NHCT năm 2011 thì ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn khẩn trương triển khai các phần mềm quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đưa NHCT thành một ngân hàng hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới, ban quản trị cần có chính sách năng động khẩn trương hơn trong việc áp dụng các quy trình và chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.
Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp thời với các yêu cầu đổi mới ngày một lớn của ngân hàng. Điều này sẽ gây ra sự rủi ro mang tính chủ quan cho ngân hàng vì những nhà quản trị cần phải có tầm nhìn linh hoạt trước những biến động khó lường của thì trường để có thể xác định chính xác ngân hàng mình có gặp rủi ro trong tương lai hay không. Bên cạnh việc đào tạo chuyên sâu kiến thức về quản trị rủi ro NHCT còn lơ là trong việc xây dựng và phát triển đạo đức cán bộ ngân hàng. Vì vậy có khá nhiều cán bộ NHCT vi phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn đến “rủi ro đạo đức” trong quản lý ngân hàng. Cụ thể trong năm 2011 đã có rất nhiều cán bộ ngân hàng vi phạm pháp luât.
Ngày 7/9/2011, Công an tỉnh Yên Bái đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam Khởi tố 3 cán bộ ngân hàng VietinBank. Theo Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế - Công an tỉnh Yên Bái thì trong thời gian làm việc tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), chi nhánh tại Yên Bái, ba đối tượng này đã vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tín dụng gây thất thoát số tiền 20 tỷ đồng và không có khả năng thu hồi.4
Ba cán bộ NHCT bị bắt liên quan đến vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Ngân hàng Công thương (chi nhánh Trà Vinh), cơ quan điều tra đã bắt tạm giam một phó giám đốc cùng hai thuộc cấp.5
Vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM, 7.12.2011, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã tống quyết định khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam đối bao gồm nguyên Trưởng phòng Giao dịch chi nhánh Đinh Tiên Hoàng bị khởi tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong 4 Nguồn: http://ca.cand.com.vn/vi-vn/anninhtrattu/tinantt/2010/1/183167.cand truy cập ngày 8/3/2012
5 Nguồn: http://www.doanhnhanvietnam.com/chitiettin.asp?
ty=&idloai=97&lang=vi&idtin=119474&mt=23&ttmn=Ph%C3%A1p%20lu%E1%BA%ADt truy cập ngày 8/3/2012
hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trước đó, CQĐT đã bắt giữ, nguyên Phó giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 6
Trên đây chỉ ba trong số các vụ cán bộ NHCT vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật bởi lẽ tìm kiếm cụm từ “cán bộ Vietinbank bị bắt” trên website https://www.google.com.vn được 58.400 kết quả. Con số này cho thấy số lượng cán bộ NHCT sai phạm không nhỏ. Những thông tin này sẽ làm khách hàng mất lòng tin đối với ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng cần có chính sách mạnh mẽ để giáo dục đạo đức cán bộ ngân hàng bên cạnh đó cần có kế hoạch kiểm soát kỷ luật phù hợp cán bộ ngân hàng tránh thất thoát tài sản của ngân hàng đồng thời xây dựng hình ảnh ngân hàng trong sạch tạo niềm tin với quần chúng, với khách hàng.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, môi trường pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng chưa đầy đủ và đồng bộ.Hoạt động của ngân hàng bị chi phối nhiều bởi luật pháp và các văn bản qui phạm pháp luật. Mặc dù Nhà nước đã hình thành một bộ khung pháp luật đồ sộ với rất nhiều luật, quyết định, thông tư, văn bản hướng dẫn nhưng pháp luật ở Việt Nam vẫn được đánh giá là vừa thiếu lại vừa yếu. Mặc dù thông tư 13/2010/TT-NHNN và 19/2010/QĐ-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng đã có những đổi mới theo Basel 2 nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có văn bản hiện hành nào hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản theo các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại Ngân hàng thanh toán Quốc tế BIS đã đưa ra Basel 3 với những đổi mới nhưng luật pháp Việt Nam mới chỉ dừng ở bước triển khai Basel 2.
Thứ hai, thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế rất lớn công tác quản trị thanh khoản không chỉ đối với NHCT mà còn với toàn hệ thống các NHTM tại Việt Nam. Thị trường tài chính kém phát triển đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ khó tiếp cận các nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các kênh huy động vốn, hoặc tiếp cận được nhưng chi phí bỏ ra lại lớn. Hiện nay, do thị trường tiền tệ Việt Nam còn phát triển ở mức độ thấp, các nghiệp vụ diễn ra với qui mô nhỏ nên khi phát sinh nhu cầu vay vốn để bổ sung thanh khoản 6 Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111207/bat-tam-giam-them-4-nhan-vien-vietinbank.aspx truy cập ngày 8/3/2012
tạm thời, ngân hàng vẫn chủ yếu vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hoặc thông qua các nghiệp vụ thị trưởng mở, tái chiết khấu, tái cấp với NHNN.
Thứ ba, cácyếu tố kinh tế vĩ mô biến động bất thường, đặc biệt là lạm phát Lạm phát là một yếu tố tác động lớn tới tâm lý người gửi tiền. Lạm phát ở Việt Nam thường diễn biến rất bất thường. Lạm phát làm tăng tâm lý lo ngại gửi tiền vào ngân hàng, đặc biệt là gửi tiền dài hạn. Thêm vào đó, trong 2010 - 2011 giá vàng liên tục tăng khiến cho người dân có xu hướng chuyển sang mua vàng để đảm bảo giá trị đồng tiền của họ trong tương lai. Vì thế tình trạng thiếu nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn không chỉ xảy ra với NHCT mà còn với các NHTM Việt Nam.
Biểu đồ dưới đây cho thấy CPI trong 2011 tăng mạnh vào đầu năm và tốc độ tăng giảm vào cuối năm. Tuy nhiênvới chỉ số CPI cả năm 2011 tăng 18,58%, Chính phủ đã không hoàn thành một trong các chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội giao. Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%. Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6/2011, Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng, cuối cùng, do CPI tháng cuối năm tăng hơn dự kiến nên chỉ tiêu này đã không đạt, khi CPI cả năm 2011 tăng 18,58% vượt quá 17%. Bên cạnh đó năm 2011 khi chính sách tiền tệ được thắt chặt, lượng cung tiền giảm, các ngân hàng dễ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản.
Nguồn: http://kinhtevadubao.vn/p0c292n11584/cpi-ca-nam-vuot-ke-hoach-158.htm truy cập1/3/2012
Thứ tư, các ngân hàng ở Việt Nam đang có sự cạnh tranh khách hàng gay gắt. Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam với nền kinh tế chỉ hơn 100 tỷ USD trên tổng số gần 90 triệu dân mà có tới 52 ngân hàng thương mại (NHTM) và hàng trăm tổ chức tín dụng. Các ngân hàng lại đang có sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt là ở khâu lãi suất và chất lượng dịch vụ đi kèm. Vì thế, chỉ một sự chênh lệch nhỏ về lãi suất hay chất lượng cũng dẫn tới khả năng khách hàng rút tiền để chuyển sang ngân hàng khác, rất dễ ảnh hưởng tới nguồn cung thanh khoản của ngân hàng.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, nguồn nhân lực của NHCT hình thành phần lớn do lịch sử để lại, nên khả năng tiếp cận với các vấn đề mới còn hạn chế. Con người là một yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản, vì đây là hoạt động mang nhiều yếu tố chủ quan trong việc điều hành. Nếu năng lực cán bộ bị hạn chế, không có đủ tầm nhìn để xác định khả năng biến động của luồng vốn, không nhìn ra rủi ro tiềm ẩn trong các cơ hội đầu tư hoặc quá thận trọng, không dám đầu tư để nguồn vốn ứ đọng trong ngân hàng quá nhiều thì rủi ro thanh khoản là khả năng khó tránh khỏi với hoạt động ngân hàng.
NHCT đã có nhiều đổi mới trong tuyển dụng như minh bạch việc thi tuyển vào ngân hàng. Tuy nhiên thời gian trước còn nhiều tiêu cực trong quá trình tuyển dụng dẫn đến hiệu quả của quá trình tuyển dụng còn thấp trình độ của nhân viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc.
Thứ ba là vấn đề đào tạo. Bên cạnh tuyển dụng vấn đề đào tạo nhân viên quản trị rủi ro thanh khoản vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhưng thực tế, ngân hàng vẫn thiếu những cán bộ được đào tạo chuyên sâu về quản lý rủi ro thanh khoản. Cụ thể trên webtsite của trường http://vietinbank.edu.vn/Default.aspx?tabid=349&cateid=17&temidclicked=17 trong mục tài liệu cho danh mục Quản trị rủi ro không cập nhật bất kỳ một loại tài liệu nào. Cũng trong website này có thể thấy khi click vào lớp học Quản trị rủi ro hiện lên