Các chiến lược phòng ngừa rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Công Thương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 43 - 45)

HÀNG CÔNG THƯƠNG

2.2.1. Các chiến lược phòng ngừa rủi ro thanh khoản của Ngân hàngCông Thương Công Thương

Quan sát bảng cân đối tài sản của NHCT qua các năm có thể thấy được chiến lược phòng ngừa rủi ro thanh khoản của NHCT là chiến lược kết hợp quản trị tài sản có và tài sản nợ. Đây là chiến lược kết hợp cả việc tích trữ thanh khoản và đi mua thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Bảng 2.7: CÁC TÀI SẢN THANH KHOẢN CỦA NHCT 2009 -2011

Các tài sản thanh khoản

2009 2010 2011 Tỷ đồng So với tổng TS Tỷ đồng So với tổng TS Tỷ đồng So với tổng TS

Tiền mặt tại quĩ 2.204,06 0,90% 2.093,30 0,57% 3.701,33 0,8% Tiền gửi tại NHNN 5.368,94 2,20% 4.961,49 1,35% 12.129,63 2,63% Tiền, vàng gửi tại các

TCTD khác 22.499,13 9,23% 46.634,24 12,67% 61.698,08 14,4% Trái phiếu chính phủ 27.939,58 11,46% 33.352,09 9,06% 45.946,39 9,98%

Tổng 58.011,71 23,80% 87.041,11 23,66% 117.781,40 27,81%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT và tính toán của tác giả

cao như Tiền mặt, trái phiếu chính phủ, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác. Bảng trên đây mô tả các tài sản có tính thanh khoản cao của NHCT trong 2009-2011

Nhìn chung NHCT nắm giữ một lượng lớn các tài sản có tính thanh khoản cao, đặc biệt là trái phiếu chính phủ. NHCT luôn luôn đảm bảo được khả năng thanh khoản cao. Tổng tài sản thanh khoản luôn tăng cả vể số lượng và vể tỷ lệ so với các năm trước. Bên cạnh chiến lược quản trị tài sản có NHCT còn kết hợp chiến lược quản trị tài sản nợ, ngân hàng sẽ thực hiện mua thanh khoản hay vay nợ trên thị trường tiền tệ để đáp ứng các yêu cầu về thanh khoản phát sinh. Mua thanh khoản là việc NHCT thực hiện vay nợ trên thị trường tiền tệ để duy trì thanh khoản của mình. Bảng dưới đây mô tả tình hình vay nợ của NHCT trên thị trường tiền tệ trong khoảng thời gian 2009 -2011

Bảng 2.8: TÌNH HÌNH VAY NỢ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA NHCT 2009 - 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tỷ đồng So với tổng nguồn vốn Tỷ đồng So với tổng nguồn vốn Tỷ đồng So với tổng nguồn vốn Vay các TCTD 5.214,52 2,14% 9.096,55 2,47% 16.195,94 3,49% Vay NHNN 13.075,75 5,36% 42.767,20 11,62% 26.883,62 5,79% Tổng 18.290,27 7,50% 51.863,75 14,10% 43.079,56 9,29%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính 2010 và quý 4/2011 của NHCT và tính toán của tác giả

Dựa vào số liệu ở bảng 2.4 và 2.5 phía trên ta có thể thấy năm 2009, 2010, nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ngân hàng chuyển hướng đầu tư sang các tài sản có tính sinh lời cao hơn nên giảm thiểu nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao, tích cực mua thanh khoản trên thị trường tiền tệ. Số liệu từ bảng trên đây cho thấy xu hướng gia tăng mua thanh khoản của NHCT trong giai đoạn 2009 - 2010: năm 2009 vay 18.290,27 tỷ đồng (chiếm 7,5% tổng nguồn vốn) trên thị trường tiền tệ và tăng lên 51.863,75 tỷ đồng năm 2010 (chiếm 14,1% tổng nguồn vốn) và giảm nhẹ tỷ lệ dự trữ tích trữ thanh khoản. Năm 2009 dự trữ thanh khoản 58.011,7 tỷ đồng chiếm 23,8% tổng tài sản và giảm nhẹ tỷ lệ trong năm 2010 còn 23,66% tương ứng với 87.041,1 tỷ đồng.

tệ NHNN tăng lãi suất trên thị trường mở, kéo theo việc tăng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (vào tháng 4, Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm lên tới 19 – 20%/năm, kỳ hạn 1 tháng khoảng 22 – 23%/năm) vì vậy ngân hàng giảm mạnh tỷ lệ vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Năm 2010 tổng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng là 51.863,75 tỷ đồng chiếm 14,1% sang năm 2011 chỉ còn 43.079,56 tỷ đồng chiếm 9,29% tổng nguồn vốn. Tức là trong 1 năm NHCT đã giảm tới 4,81% tỷ lệ vay vốn trên thị trường tiền tệ tương ứng với 8.784,19 tỷ đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 43 - 45)