TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 35)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội nhu cầu về vay vốn và sử dụng vốn ngày càng lớn điều đó đòi hỏi sự đổi mới ngành ngân hàng, ngày 23/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Số 1354/QĐ-TT phê duyệt Phương án Cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103038874 của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Ngân hàng Công thương Việt Nam được cổ phần hóa và trở thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Dưới đây viết tắt là NHCT)

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với tên gọi quốc tế là VietinBank (Viet Nam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade), có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trải qua 24 năm xây dựng và phát triển, NHCT đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 62 tỉnh, thành phố trong cả nước; có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tính 31/12/2011, NHCT đã có 1 hội sở chính, 3 đơn vị sự nghiệp, 2 văn phòng đại diện, 152 Sở giao dịch, gần 1000 Phòng giao dịch trên cả nước và 6 công ty con.3

Sơ đồ 2.1: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA NHCT

Nguồn: Báo cáo thường niên NHCT 2010

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ KẾ TOÁN TRƯỞNG CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ KẾ TOÁN TRƯỞNG

Khối kinh doanh

Khối kinh doanh Khối dịch vụ Khối dịch vụ Khối quản lý rủi roKhối quản lý rủi ro Khối hỗ trợKhối hỗ trợ

BAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM SOÁT

VĂN PHÒNG TỔNG GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG TỔNG GIÁM ĐỐC Hội đồng quản trị TSN, TSC (ALCO) Hội đồng quản trị TSN, TSC (ALCO) Hội đồng quản lý công nghệ thông tin

Hội đồng quản lý công nghệ thông tin

Hội đồng tín dụng Hội đồng tín dụng Hội đồng Định chế tài chính Hội đồng Định chế tài chính

Khối công nghệ thông tin Khối công nghệ thông tin Phòng khách hàng DN lón Phòng khách hàng DN vừa và nhỏ Phòng khách hàng cá nhân Phòng kinh doanh ngoại tệ Phòng Định chế tài chính Phòng đầu tư Phòng kinh doanh dịch vụ Trung tâm thẻ Phòng dịch vụ Ngân hàng điện tử Phòng thanh toán VNĐ Phòng thanh toán ngân quĩ Sở giao dịch III Phòng dịch vụ kiều hối Phòng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư Phòng chế độ tín dụng và đầu tư Phòng Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp

Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng quản lý nợ có vấn đề

Trung tâm công nghệ thông tin Phòng quản lý và hỗ trợ hệ thống INCAS Phòng quản lý kế toán tài chính Phòng chế độ kế toán Phòng tiền tệ kho quĩ

Phòng quản trị Phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh Phòng quản lí XDCB & mua sắm TS Ban thi đua Ban thông tin truyền thông Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO Phòng quản lý chi nhánh và thông tin Phòng pháp chế Phòng XD và quản lý ISO Phòng TCCB & Đào tạo Phòng quản lý lao động – tiền lương Trường đào tạo và PT nguồn nhân lực

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh

Hoạt động chính của NHCT là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác… được NHNN Việt Nam cho phép.

Sơ đồ 2.2: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHCT

Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/about/main.html truy cập ngày 21/1/2012

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Vốn huy động có vai trò rất quan trọng vì đây là nguồn vốn được sử dụng chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ bên tài sản của bảng tổng kết. Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quà trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng để làm vốn kinh doanh. Vốn có thể huy động dưới nhiều hình thức như gửi tiền; phát hành giấy tờ có giá… nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn phải kể đến nguồn vốn huy động từ khách hàng.

Bảo lãnh (Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán,…)

Cho vay đầu tư (Ngắn, trung, dài hạn; tài trợ xuất nhập khẩu; ...)

Thanh toán và tài trợ thương mại (Phát hành L/C; …)

Ngân quĩ (Mua bán ngoại tệ, các GTCG, thu chi tiền mặt …) Thẻ và ngân hàng điện tử (Phát hành thẻ tín dụng, e-banking…) Hoạt động khác (Tư vấn tài chính; cho thuê tài chính, bảo hiểm…) CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Biểu đồ 2.1: SỐ VỐN HUY ĐỘNG TỪ KHÁCH HÀNG THEO LOẠI TIỀN TỆ 2009 – 2011

Dưới đây là bảng số liệu cụ thể và tỷ lệ tăng số huy động của khách hàng theo lọai tiền tệ trong ba năm qua 2009 – 2011

Bảng 2.1: TỶ LỆ TĂNG SỐ VỐN HUY ĐỘNG KHÁCH HÀNG THEO LOẠI TIỀN TỆ

Năm 2009 2010 2011

Tỷ đồng Tỷ lệ tăng Tỷ đồng Tỷ lệ tăng Tỷ đồng Tỷ lệ tăng VNĐ 123.784,53 26,24% 177.849,44 43,68% 226.912,63 27,59%

Ngoại tệ 24.590,07 4,30% 25.399,48 3,29% 29.534,67 16,28%

Tổng 148.374,60 21,98% 203.248,91 36,98% 256.447,30 26,17%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT 2009, 2010 và Quý 4/2011

Biểu đồ và số liệu ở trên cho thấy có sự tăng trưởng vốn huy động qua các năm như sau năm 2009 tăng 26,24%, năm 2010 tăng 54.874,31 tỷ đồng (tương ứng 43,68 %). Năm 2011 huy động từ khách hàng đạt 256.447,3 tỷ đồng, tăng 53.198,39 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 26,59 % so với năm 2010. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao và mức tăng trưởng lớn, vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng trưởng chậm qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng chậm này đó là do lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn nhiều so với huy động nội tệ và có xu hướng ngày một giảm. Nhằm kiểm soát và ổn định tỉ giá USD/VNĐ NHNN ban hành Thông tư Số: 09/2011/TT-NHNN vào 09/04/2011chính thức đưa ra lãi suất tối đa đối với huy động đồng Đôla Mỹ là 3% làm lãi suất liền gửi đồng Đôla Mỹ tại các ngân hàng thương mại giảm từ 4,2% - 6% xuống còn 2 - 3%. Thông tư này làm rất nhiều người đang có ý định gửi tiết

kiệm bằng đồng Đôla Mỹ phải băn khoăn bởi lẽ so với việc gửi tiền bằng ngoại tệ thì gửi tiền bằng VNĐ lãi suất cao có lợi hơn rất nhiều. Đây chính là nguyên nhân cho sự tăng vượt trội về huy động vốn nội tệ so với ngoại tệ.

Biểu đồ 2.2: CƠ CẤU CÁC LOẠI TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG 2011

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT Quý 4/2011

Về loại hình tiền gửi thì tiền gửi có kì hạn (chủ yếu là kì hạn nhỏ hơn 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động (trên 70%), tiếp đó là tiền gửi không kì hạn (trên 19%), các nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10%). Trọng thời gian qua lạm phát tăng nhanh vì vậy khách hàng ưu tiên gửi ngắn hạn, hơn nữa do sự cạnh tranh của các ngân hàng nêu nhiều ngưới đầu tư lướt sóng bằng cách gửi tiền với kì hạn ngắn sau đó rút tiền chuyển sang gửi tại ngân hàng khác để được hưởng lãi suất ưu đãi.

Bảng 2.2: CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG

2009 2010 2011 Tỷ đồng Tỷ trọng Tỷ đồng Tỷ trọng Tỷ đồng Tỷ trọng Tổ chức kinh tế 66.241 44,67% 98.482 47,88% 111.340 43,42% Cá nhân 75.213 50,72% 106.881 51,96% 140.517 54,79% khác 6.830 4,61% 329 0,16% 4.590 1,79% Tổng 148.284 100,00% 205.692 100,00% 256.447 100,00%

Về đối tượng khách hàng thì chiếm số lượng lớn nhất là tiền gửi của khách hàng cá nhân (trên 50%), sau đó là tổ chức kinh tế và các đối tượng khác. Trong giai đoạn 2009 - 200 thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng gia tăng (từ chiếm tỷ trọng 44,67% vào năm 2009 lên 47,88% vào năm 2010 tuy nhiên do năm 2011 kinh tế nhiều biến động doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên tỷ trọng tiền gửi ngân hàng của các tổ chức kinh tế giảm xuống còn 43,42%

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn

Sử dụng vốn là nghiệp vụ vô cùng quan trọng của ngân hàng đây là hoạt động kinh doanh chính nhằm mục đích sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên bản chất của tín dụng là luôn chứa đựng rủi ro vì vậy việc thống kê và quản lý tình hình sử dụng vốn là vô cùng cần thiết. Dưới đây là bảng thống kê cho vay khách hàng trong 3 năm qua.

Biểu đồ 2.3: CHO VAY KHÁCH HÀNG THEO THỜI GIAN 2009 – 2011

Dưới đây là bảng số liệu cụ thể tình hình cho vay theo khách hàng và tỷ lệ tăng của từng nhóm khách hàng trong 3 năm 2009 – 2011.

Bảng 2.3: TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG CHO VAY KHÁCH HÀNG THEO THỜI GIAN

Năm 2009 2010 2011

Tỷ đồng % tăng Tỷ đồng % tăng Tỷ đồng % tăng Cho vay

khách hàng 163.170,49 35,13% 234.087,40 43,46% 291.915,92 24,70% Nợ ngắn hạn 93.372,22 33,15% 141.377,03 51,41% 176.933,62 25,15%

Nợ trung hạn 22.396,69 36,83% 27.622,70 23,33% 29.362,85 6,30%

Nợ dài hạn 47.401,58 38,36% 65.087,67 37,31% 85.619,45 31,54%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT 2009, 2010 và Quý 4/2011

đoạn 2009 – 2011, từ 163.170,49 tỷ đồng vào năm 2009 tăng thành 234.087,4 tỷ đồng vào năm 2010 tăng 70.916,91 tỷ đồng và vào năm 2011 đạt 291.915,92 tỷ đồng tăng 57.828,11 tỷ đồng, so với 2010. Ta dễ dàng nhận thấy cho vay khách hàng tăng mạnh từ năm 2009 sang 2010 (từ 33,15% lên 51,41%) và giảm từ 2010 sang 2011 (từ 51,41% xuống 25,15%) do kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam để đảm bảo sự phát triển an toàn bền vững Ngân hàng Công Thương cẩn thận hơn trong việc thẩm định vốn cho vay và giảm tỷ lệ tăng dư nợ tín dụng. Đặc biệt là cắt giảm cho vay ở một số ngành như chứng khoán, bất động sản.

Trong cơ cấu cho vay khách hàng thì tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 50%) và có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng và tỉ trọng, nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ (nhỏ hơn 43%) và cũng có xu hướng tăng trong các năm. Đây cũng là xu hướng chung bởi lẽ trong thời gian qua lãi suất cho vay tại các ngân hàng đều cao vì vậy các doanh nghiệp thường vay vốn với mục đích kinh doanh rồi quay vòng vốn để trả nợ trong thời gian ngắn. Hơn nữa lãi suất vay ngắn hạn nhỏ hơn lãi suất vay dài hạn nên các doanh nghiệp ưu tiên vay ngắn hạn hơn.

Về chất lượng tín dụng, có thể thấy tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỉ lệ rất cao 98,37% vào năm 2009 tới 98,32% vào năm 2010 và 97,28% vào năm 2011. Nợ có khả năng mất vốn giảm từ 0,27% vào năm 2009 xuống 0,09% vào năm 2010 nhưng lại tăng lên 0,32% vào năm 2011. Theo nhưng con số này ta có thể thấy nợ đủ tiêu chuẩn tại NHCT giảm nhẹ và nợ có khả năng mất vốn tăng nhẹ trong năm 2011. Đây chính là biểu hiện cho sự ảnh hưởng của 1 năm đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam tới toàn ngành ngân hàng nói riêng và tới Ngân Hàng Công Thương Việt Nam nói chung.

Dưới đây là số liệu cụ thể tỷ trọng của các loại tín dụng phân chia theo tiêu chí chất lượng tín dụng.

Bảng 2.4: TỶ TRỌNG TÍN DỤNG PHÂN THEO TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG

Năm 2009 2010 2011

Tỷ trọng Thay đổi Tỷ trọng Thay đổi Tỷ trọng Thay đổi

Nợ đủ tiêu chuẩn 98,37% 22,35% 98,32% -0,05% 97,27% -1,05% Nợ cần chú ý 1,02% -1,61% 1,02% 0,00% 1,98% 0,96% Nợ dưới tiêu chuẩn 0,14% -0,42% 0,40% 0,26% 0,36% -0,04% Nợ nghi ngờ 0,20% -0,33% 0,17% -0,03% 0,07% -0,10% Nợ có khả năng mất vốn 0,27% -0,09% 0,09% -0,18% 0,32% 0,23%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT năm 2009, 2010 và Quý 4/2011

Về loại hình cho vay, số liệu cho thấy cho vay các tổ chức kinh tế chiếm một tỷ trọng rất lớn và có xu hướng tăng trong giai đoạn này (từ 78,11% tới 80,46%), cho vay cá nhân và cho vay khác cung tăng nhẹ qua các năm về số lượng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng khá nhỏ so với cho vay các tổ chức kinh tế.

2.1.3.3. Một số chỉ tiêu kinh doanh khác

Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn, thị trường tài chính ngân hàng có nhiều biến động nhưng NHCT vẫn có những kết quả kinh doanh ấn tượng khi lợi nhuận thuần tăng liên tục trong giai đoạn 2009 - 2011. Năm 2010 lợi nhuận thuần của Ngân hàng Công Thương vẫn tăng 4.819,52 tỷ đồng tức 49,78% năm 2011 lợi nhuận thuần tăng 7.265,17 tỷ đồng tức 50,1% so với năm 2010.

Bảng 2.5: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH DOANH KHÁC CỦA NHCT 2009 - 2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010 Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng doanh thu hoạt động 9.680,35 14.499,87 21.765,04 4.819,52 49,78% 7.265,17 50,1% Tổng chi phí hoạt động 5.415,28 7.069,24 9.111,88 1.653,96 30,54% 2.042,64 28,89% Chi phí Dự phòng rủi ro 1.164,45 3.025,64 4.871,36 1.861,19 159,83% 1.845,72 61% Lợi nhuận thuần

trong năm 2.873,62 4.404,99 7.781,81 1.531,38 53,29,% 3.376,81 76,65%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT 2009, 2010, quý 4/2011

Số liệu cho thấy tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) đều tăng. Năm 2010, ROA vẫn ngữ nguyên mức 1,5%. ROE tăng từ 20,60% lên

22,00 % phản ánh mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2010 tạo ra nhiều hơn lợi nhuận hơn năm 2009 là 1,40 đồng. ROE tăng cũng tạo tâm lý an tâm cho các cổ đông và các nhà đầu tư của ngân hàng.

Bảng 2.6: CÁC CHỈ TIÊU HIỆU SUẤT SINH LỜI CỦA NHCT 2009 – 2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

ROA 1,54% 1,5% 1,96%

ROE 20,60% 22,00% 25,4%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT 2010, quý 4/2011

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động là ROA, ROE luôn ở mức rất cao so với trung bình ngành là ~ 1,2% và ~ 15%. Cụ thể năm 2011 ROA và ROE của NHCT tương ứng với 1,96% và 25,4% cao hơn so với Ngân hàng Ngoại thương là 1,3 % và 17,3%.Nguồn: http://investor.vietinbank.vn/Handlers/DownloadReportView.ashx?ReportID=55 truy cập ngày 1/3/2012

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂNHÀNG CÔNG THƯƠNG HÀNG CÔNG THƯƠNG

2.2.1. Các chiến lược phòng ngừa rủi ro thanh khoản của Ngân hàngCông Thương Công Thương

Quan sát bảng cân đối tài sản của NHCT qua các năm có thể thấy được chiến lược phòng ngừa rủi ro thanh khoản của NHCT là chiến lược kết hợp quản trị tài sản có và tài sản nợ. Đây là chiến lược kết hợp cả việc tích trữ thanh khoản và đi mua thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Bảng 2.7: CÁC TÀI SẢN THANH KHOẢN CỦA NHCT 2009 -2011

Các tài sản thanh khoản

2009 2010 2011 Tỷ đồng So với tổng TS Tỷ đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w