Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 47 - 50)

Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro

Mô hình quản lý rủi ro của NHCT là mô hình quản lý hiện đại, được xây dựng bao gồm 3 cấp độ: Từ các nhân viên trong các cơ sở hoạt động trong hệ thống tới bộ phận quản lý rủi ro và sau cùng là bộ phận kiểm soát nội bộ.

Nguồn: TS. Phạm Tiến Thành, 2009, tr.29

Các bộ phận chuyên trách, hoạt động theo các qui chế, qui định do Hội đồng quản trị đề ra và tuân thủ các nguyên tắc và qui trình nghiệp vụ do Tổng giám đốc ban hành. Thực hiện quản lý rủi ro đối với mọi cấp và trên toàn diện các hoạt động tác nghiệp, chi tiết với những bộ phận cụ thể quản lý các loại rủi ro như sau:

- Hội đồng quản trị: Ban hành khung quản trị rủi ro; các cơ chế, chính sách về QTRR trong hoạt động kinh doanh; kiểm tra và giám sát, đánh giá các rủi ro.

- Ủy ban quản lý rủi ro: Phối hợp với hội đồng quản trị thiết lập khung quản trị rủi ro, cơ chế, chính sách về QTRR; đề xuất các biện pháp QTRR, đồng thời đánh giá rủi ro các lĩnh vực, ngành cụ thể.

- Khối quản trị rủi ro: Khối này được tách riêng khỏi các giao dịch trực tiếp và thực hiện báo cáo trực tiếp lên Ban điều hành. Khối quản trị rủi ro bao gồm 5 phòng ban chịu trách nhiệm quản trị các loại rủi ro khác nhau: Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư; Phòng Chế độ tín dụng và đầu tư; Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp; Phòng quản lý nợ có vấn đề; Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Bảng 2.10: CÁC PHÒNG BAN CHỊU TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO

- Xác định, đưa ra giải pháp khắc phục và QLRR

- Tuân thủ với các tiêu chuẩn và chính sách

- Xác định, đưa ra giải pháp khắc phục và QLRR

- Tuân thủ với các tiêu chuẩn và chính sách

CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG Kiểm soát & tự đánh giá CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG

Kiểm soát & tự đánh giá Tất cả các nhân viên

- Thiết lập các tiêu chí, tiêu chuẩn & chính sách

- Đảm bảo thực việc thực thi chính sách cũng như chất lượng của các tiêu chuẩn đề ra

- Thiết lập các tiêu chí, tiêu chuẩn & chính sách

- Đảm bảo thực việc thực thi chính sách cũng như chất lượng của các tiêu chuẩn đề ra

QUẢN LÝ THEO CHỨC NĂNG & GIÁM SÁT TUÂN THỦ

Kiểm soát và tự đánh giá QUẢN LÝ THEO CHỨC NĂNG

& GIÁM SÁT TUÂN THỦ Kiểm soát và tự đánh giá

Các bộ phận chuyên trách, Quản trị tuân thủ và Pháp chế

Thanh tra, kiểm tra mang tính độc lập

Thanh tra, kiểm tra mang

tính độc lập BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘKiểm tra/thanh tra

BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Kiểm tra/thanh tra Các cán bộ kiểm toán nội bộ

Thanh tra/ kiểm tra toàn bộ quá trình quản lý rủi ro

Thanh tra/ kiểm tra toàn bộ quá trình quản lý rủi ro

- Đảm bảo thực hiện yêu cầu về tuân thủ

- Kiểm tra chất lượng thực hiện việc kiểm soát

- Đảm bảo thực hiện yêu cầu về tuân thủ

- Kiểm tra chất lượng thực hiện việc kiểm soát

Kiểm tra hàng ngày sử dụng các công cụ tự đánh giá

Kiểm tra hàng ngày sử dụng các công cụ tự đánh giá

Rủi ro Phòng ban chịu trách nhiệm quản lý

Rủi ro tín dụng và đầu tư Phòng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư, phòng chế độ tín dụng và đầu tư Rủi ro thanh khoản Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO, phòng Đầu tư

Rủi ro lãi suất Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO, các phòng khách hàng

Rủi ro ngoại hối Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO , phòng quản lý rủi ro thị trường & tác nghiệp

Rủi ro pháp lý Phòng Pháp chế

Rủi ro thị trường và tác

nghiệp Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên 2010 của NHCT

- Các phòng ban trụ sở chính: Giúp đỡ ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro bằng cách hỗ trợ Ban điều hành, giúp ban điều hành chứng minh với các cơ quan quản lý, kiểm toán và các cấp quản lý cao hơn rằng công tác QTRR đã được thực hiện; đồng thời làm đầu mối, chủ động triển khai vào thực tế, đến các bộ phận, các chi nhánh, đơn vị, phòng ban các khâu trong quá trình QTRR của ngân hàng.

- Các phòng ban chi nhánh: Giúp ban giám đốc chi nhánh thực hiện QTRR, thực hiện các báo cáo liên quan tới QTRR, triển khai hoạt động QTRR tại chi nhánh dưới sự hướng dẫn, giám sát của phòng QTRR Trụ sở chính.

- Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Chức năng kiểm toán nội bộ độc lập với quá trình QTRR nhằm kiểm tra tính hiệu quả của chính sách và khung QTRR. Ban kiểm toán cần thực hiện, xem xét lại qui trình QTRR và phương pháp đo lường nhằm đảm bảo tính tuân thủ qui trình QTRR và chất lượng, nội dung các phương pháp và kết quả của các phương pháp đó.

Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản

Chịu trách nhiệm quán lý rủi ro thanh khoản bao gồm các bộ phận sau:

- Hội đồng quản trị: Đề ra kế hoạch kinh doanh; chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng

- Ủy ban ALCO: Xây dựng chính sách quản trị rủi ro thanh khoản; cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ (bao gồm xây dựng cơ chế quy chế, phân tích dữ liệu, xây dựng các mô hình và kiểm thử tính hiệu quả của các mô hình...); cơ chế lập dự toán ngân sách và giao kế hoạch kinh doanh...

- Phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO: Phân tích và dự báo dòng tiền vào, ra ; Tính toán và phân tích các hệ số an toàn; thực hiện các công việc hỗ trợ hoạt động của Ủy ban ALCO và các công việc khác theo yêu cầu.

- Phòng đầu tư: Dự trữ thứ cấp thanh khoản thông qua mua bán với NHNN.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 47 - 50)