Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 68 - 70)

Thứ nhất, môi trường pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng chưa đầy đủ và đồng bộ.Hoạt động của ngân hàng bị chi phối nhiều bởi luật pháp và các văn bản qui phạm pháp luật. Mặc dù Nhà nước đã hình thành một bộ khung pháp luật đồ sộ với rất nhiều luật, quyết định, thông tư, văn bản hướng dẫn nhưng pháp luật ở Việt Nam vẫn được đánh giá là vừa thiếu lại vừa yếu. Mặc dù thông tư 13/2010/TT-NHNN và 19/2010/QĐ-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng đã có những đổi mới theo Basel 2 nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có văn bản hiện hành nào hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản theo các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại Ngân hàng thanh toán Quốc tế BIS đã đưa ra Basel 3 với những đổi mới nhưng luật pháp Việt Nam mới chỉ dừng ở bước triển khai Basel 2.

Thứ hai, thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế rất lớn công tác quản trị thanh khoản không chỉ đối với NHCT mà còn với toàn hệ thống các NHTM tại Việt Nam. Thị trường tài chính kém phát triển đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ khó tiếp cận các nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các kênh huy động vốn, hoặc tiếp cận được nhưng chi phí bỏ ra lại lớn. Hiện nay, do thị trường tiền tệ Việt Nam còn phát triển ở mức độ thấp, các nghiệp vụ diễn ra với qui mô nhỏ nên khi phát sinh nhu cầu vay vốn để bổ sung thanh khoản 6 Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111207/bat-tam-giam-them-4-nhan-vien-vietinbank.aspx truy cập ngày 8/3/2012

tạm thời, ngân hàng vẫn chủ yếu vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hoặc thông qua các nghiệp vụ thị trưởng mở, tái chiết khấu, tái cấp với NHNN.

Thứ ba, cácyếu tố kinh tế vĩ mô biến động bất thường, đặc biệt là lạm phát Lạm phát là một yếu tố tác động lớn tới tâm lý người gửi tiền. Lạm phát ở Việt Nam thường diễn biến rất bất thường. Lạm phát làm tăng tâm lý lo ngại gửi tiền vào ngân hàng, đặc biệt là gửi tiền dài hạn. Thêm vào đó, trong 2010 - 2011 giá vàng liên tục tăng khiến cho người dân có xu hướng chuyển sang mua vàng để đảm bảo giá trị đồng tiền của họ trong tương lai. Vì thế tình trạng thiếu nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn không chỉ xảy ra với NHCT mà còn với các NHTM Việt Nam.

Biểu đồ dưới đây cho thấy CPI trong 2011 tăng mạnh vào đầu năm và tốc độ tăng giảm vào cuối năm. Tuy nhiênvới chỉ số CPI cả năm 2011 tăng 18,58%, Chính phủ đã không hoàn thành một trong các chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội giao. Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%. Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6/2011, Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng, cuối cùng, do CPI tháng cuối năm tăng hơn dự kiến nên chỉ tiêu này đã không đạt, khi CPI cả năm 2011 tăng 18,58% vượt quá 17%. Bên cạnh đó năm 2011 khi chính sách tiền tệ được thắt chặt, lượng cung tiền giảm, các ngân hàng dễ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản.

Nguồn: http://kinhtevadubao.vn/p0c292n11584/cpi-ca-nam-vuot-ke-hoach-158.htm truy cập1/3/2012

Thứ tư, các ngân hàng ở Việt Nam đang có sự cạnh tranh khách hàng gay gắt. Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam với nền kinh tế chỉ hơn 100 tỷ USD trên tổng số gần 90 triệu dân mà có tới 52 ngân hàng thương mại (NHTM) và hàng trăm tổ chức tín dụng. Các ngân hàng lại đang có sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt là ở khâu lãi suất và chất lượng dịch vụ đi kèm. Vì thế, chỉ một sự chênh lệch nhỏ về lãi suất hay chất lượng cũng dẫn tới khả năng khách hàng rút tiền để chuyển sang ngân hàng khác, rất dễ ảnh hưởng tới nguồn cung thanh khoản của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 68 - 70)