Bài học đối với các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 33 - 35)

Thứ nhất, các NHTM phải tuân thủ chặt chẽ các qui định của NHNN, đặc biệt là các qui định về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn này sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu nguy cơ gặp rủi ro, tăng sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.

Thứ hai, các NHTM phải tổ chức tốt việc quản trị rủi ro thanh khoản trong tất cả các khâu của qui trình như: Tính toán chính xác nhu cầu thanh khoản của ngân hàng mình, tăng cường trang bị các trang thiết bị, các phần mềm hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin; tổ chức hệ thống quản trị tốt,…

Thứ ba, các NHTM cũng nên có sự phối hợp, san sẻ thông tin, giúp đỡ khi rủi ro thanh khoản bắt đầu xảy ra. Mỗi ngân hàng nên nhận thức về sự nguy hiểm của rủi ro thanh khoản vì rủi ro thanh khoản nếu xảy ra tới mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đến sự sụp đổ toàn hệ thống, ảnh hưởng tới cả ngân hàng mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua chương 1, có thể thấy thanh khoản và quản trị thanh khoản là vấn đề thường xuyên, có tầm quan trọng quyết định đến sự tồn tại của một ngân hàng. Lý thuyết và thực tế đã chỉ ra sự nguy hiểm của rủi ro thanh khoản chính là “Sự đổ vỡ hệ thống” các ngân hàng. Quản trị rủi ro thanh khoản không phải là một bài toán dễ có câu trả lời. Chương 2 dưới đây sẽ trình bày về thực trạng chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản của một ngân hàng có uy tín trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 33 - 35)