Thực hiện chỉ đạo của NHNN về việc nâng cao vai trò của công tác quản lý rủi ro trong các tổ chức tín dụng, NHCT đã xây dựng được một cơ chế chính sách quản trị rủi ro trên mọi lĩnh vực hoạt động. Nhìn chung chính sách quản trị rủi ro của NHCT đều tuân thủ các qui định của NHNN.
Đối với hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản thì hệ thống văn bản hiện hành tại Việt Nam chưa có qui định cụ thể theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế hiện nay, NHCT thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản chủ yếu dựa vào các qui chế, qui định của NHNN, bao gồm:
- Thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và Thông tư 19/2010/TT-NHNN về sửa đổi TT 13/2010/TT-NHNN trong đó quy định phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).
- Qui chế dự trữ bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo QĐ 581/2003/QĐ-NHNN trong đó dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.
- Các thông tin dự trữ bắt buộc hàng tháng của NHNN, qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc và số dư Ngân hàng phải đảm bảo duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHNN đối với cả VNĐ và ngoại tệ. Do biến động trên thị trường tài chính cũng như để phù hợp với chiến lược phát triển vĩ mô của đất nước trong giai đoạn 2009 - 2011 NHNN đã có các quyết định thay đổi dự trữ bắt buộc sau:
Bảng 2.9: CÁC QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI DỰ TRỮ BẮT BUỘC 2009 - 2011 Văn bản Ngày áp dụng 1. Quyết định 379/QĐ-NHNN 2/24/2009 2. Quyết dịnh 74/QĐ-NHNN 2/1/2010 3. Quyế đinh 750/QĐ-NHNN 9//4/2011 4.Quyết định số 1209/QĐ-NHNN 1/6/2011 5.Quyết định số 1925/QĐ-NHNN 26/8/2011 Nguồn:http://sbv.gov.vn/wps/portal/! ut/p/c5/y3M9P088nNT9QtyQyMMMj2zTBwVFQHCFzt1/dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfMEQ0OTd GNTQwTzVINTBJTzc0MVVJTzFLRDc!/ truy cập ngày 19/2/2012
Về phía NHCT có các văn bản sau:
- Quyết định 475/NHCT-QĐ – ban hành ngày 30/10/1991 về biện pháp tín dụng đối với doanh nghiệp công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh; kinh tế gia đình và dịch vụ cầm cố tài sản ở đô thị Nguyên tắc cho vay vốn.Vốn vay phải được hoàn trả đủ tiền gốc và lãi, đúng thời hạn đã cam kết. Sử dụng vốn vay đúng mục đích, đối tượng ghi trong đơn xin vay.
- Quyết định số 107/QĐ-HĐQT - NHCTI ngày 11/5/2005 ban hành “Quy chế tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ Ngân hàng Công thương Việt Nam”. Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ Ngân hàng Công thương được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, Điều lệ Ngân hàng Công thương, được tổ chức thành hệ thống, đặt dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam. Bộ máy Kiểm tra kiểm soát nội bộ bao gồm: Ban kiểm nội bộ tại trụ sở chính (có 04 tổ chuyên đề); phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Văn phòng đại diện, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Sở giao dịch, Chi nhánh cấp I; với biên chế cán bộ có năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ có chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước, của ngành, Điều lệ và các quy định nội bộ của hệ thống Ngân hàng Công thương, bổ sung hoàn thiện quy chế, cơ chế quản lý, quản trị điều hành của NHCT Việt Nam phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn hoạt động. Giúp Tổng Giám đốc điều hành thông suốt, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ được độc lập trong hoạt động, đánh giá, kết luận, kiến nghị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, hoạt động theo phương thức giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp.
Nguồn:http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/07/070126_8.html truy cập ngày 21/2/2012