Chỉ số này thể hiện mức độ dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tín dụng vì vậy chỉ số này càng cao càng thể hiên rủi ro tiềm ẩn trong tương lai cho ngân hàng.
Biểu đồ 2.11: CHỈ SỐ TÍN DỤNG/TIỀN GỬI CỦA NHCT 2009 – 2011
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính NHCT 2010, Quý 4/2011
Số liệu cho thấy chỉ số tín dụng/tiền gửi khách hàng của NHCT trong giai đoạn 2009 và 2011 là khá cao (trên 90%), tăng mạnh vào năm 2010 (Từ 90,56% lên 98,55%) và giảm vào năm 2011 (Từ 98,55% xuống 95,22%). Dưới đây là chỉ số tín dụng/ Tiền gửi của các ngân hàng quốc doanh.
Bảng 2.15: CHỈ SỐ TÍN DỤNG/TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG QUỐC DOANH
Chỉ số Tín dụng/tiền gửi 2009 2010 2011
NHĐT&PTVN 82,55% 89,56% -
NHNT 62,09% 69,79% 61,5%
NHCT 90,56% 98,55% 95,22%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng và tính toán của tác giả
Dựa vào số liệu trên bảng ta có thể chỉ ra rằng chỉ số này so với các ngân hàng khác trong cùng khối cũng thuộc vào hàng cao. Điều này chứng tỏ ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. Điều này làm tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định một thực tế ở Việt Nam là do thị trường vốn chưa phát triển, tâm lý người dân chủ yếu là thích gửi tiền ngắn hạn, chưa tin tưởng vào gửi tiền dài hạn nên các ngân hàng thường phải huy động ngắn để đáp ứng cho các nhu cầu tài trợ dài hạn hơn và rủi ro thanh khoản rất dễ xảy ra. Nhưng cũng tại Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm thường được quay vòng gửi lại nên tiền gửi của khách hàng vẫn được coi như nguồn vốn dài hạn. Chính vì vậy, theo Thông tư 15/2009/TT-NHNN thì NHNN Việt Nam vẫn cho phép dùng 30% vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn.