Sử dụng vốn là nghiệp vụ vô cùng quan trọng của ngân hàng đây là hoạt động kinh doanh chính nhằm mục đích sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên bản chất của tín dụng là luôn chứa đựng rủi ro vì vậy việc thống kê và quản lý tình hình sử dụng vốn là vô cùng cần thiết. Dưới đây là bảng thống kê cho vay khách hàng trong 3 năm qua.
Biểu đồ 2.3: CHO VAY KHÁCH HÀNG THEO THỜI GIAN 2009 – 2011
Dưới đây là bảng số liệu cụ thể tình hình cho vay theo khách hàng và tỷ lệ tăng của từng nhóm khách hàng trong 3 năm 2009 – 2011.
Bảng 2.3: TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG CHO VAY KHÁCH HÀNG THEO THỜI GIAN
Năm 2009 2010 2011
Tỷ đồng % tăng Tỷ đồng % tăng Tỷ đồng % tăng Cho vay
khách hàng 163.170,49 35,13% 234.087,40 43,46% 291.915,92 24,70% Nợ ngắn hạn 93.372,22 33,15% 141.377,03 51,41% 176.933,62 25,15%
Nợ trung hạn 22.396,69 36,83% 27.622,70 23,33% 29.362,85 6,30%
Nợ dài hạn 47.401,58 38,36% 65.087,67 37,31% 85.619,45 31,54%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT 2009, 2010 và Quý 4/2011
đoạn 2009 – 2011, từ 163.170,49 tỷ đồng vào năm 2009 tăng thành 234.087,4 tỷ đồng vào năm 2010 tăng 70.916,91 tỷ đồng và vào năm 2011 đạt 291.915,92 tỷ đồng tăng 57.828,11 tỷ đồng, so với 2010. Ta dễ dàng nhận thấy cho vay khách hàng tăng mạnh từ năm 2009 sang 2010 (từ 33,15% lên 51,41%) và giảm từ 2010 sang 2011 (từ 51,41% xuống 25,15%) do kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam để đảm bảo sự phát triển an toàn bền vững Ngân hàng Công Thương cẩn thận hơn trong việc thẩm định vốn cho vay và giảm tỷ lệ tăng dư nợ tín dụng. Đặc biệt là cắt giảm cho vay ở một số ngành như chứng khoán, bất động sản.
Trong cơ cấu cho vay khách hàng thì tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 50%) và có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng và tỉ trọng, nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ (nhỏ hơn 43%) và cũng có xu hướng tăng trong các năm. Đây cũng là xu hướng chung bởi lẽ trong thời gian qua lãi suất cho vay tại các ngân hàng đều cao vì vậy các doanh nghiệp thường vay vốn với mục đích kinh doanh rồi quay vòng vốn để trả nợ trong thời gian ngắn. Hơn nữa lãi suất vay ngắn hạn nhỏ hơn lãi suất vay dài hạn nên các doanh nghiệp ưu tiên vay ngắn hạn hơn.
Về chất lượng tín dụng, có thể thấy tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỉ lệ rất cao 98,37% vào năm 2009 tới 98,32% vào năm 2010 và 97,28% vào năm 2011. Nợ có khả năng mất vốn giảm từ 0,27% vào năm 2009 xuống 0,09% vào năm 2010 nhưng lại tăng lên 0,32% vào năm 2011. Theo nhưng con số này ta có thể thấy nợ đủ tiêu chuẩn tại NHCT giảm nhẹ và nợ có khả năng mất vốn tăng nhẹ trong năm 2011. Đây chính là biểu hiện cho sự ảnh hưởng của 1 năm đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam tới toàn ngành ngân hàng nói riêng và tới Ngân Hàng Công Thương Việt Nam nói chung.
Dưới đây là số liệu cụ thể tỷ trọng của các loại tín dụng phân chia theo tiêu chí chất lượng tín dụng.
Bảng 2.4: TỶ TRỌNG TÍN DỤNG PHÂN THEO TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG
Năm 2009 2010 2011
Tỷ trọng Thay đổi Tỷ trọng Thay đổi Tỷ trọng Thay đổi
Nợ đủ tiêu chuẩn 98,37% 22,35% 98,32% -0,05% 97,27% -1,05% Nợ cần chú ý 1,02% -1,61% 1,02% 0,00% 1,98% 0,96% Nợ dưới tiêu chuẩn 0,14% -0,42% 0,40% 0,26% 0,36% -0,04% Nợ nghi ngờ 0,20% -0,33% 0,17% -0,03% 0,07% -0,10% Nợ có khả năng mất vốn 0,27% -0,09% 0,09% -0,18% 0,32% 0,23%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHCT năm 2009, 2010 và Quý 4/2011
Về loại hình cho vay, số liệu cho thấy cho vay các tổ chức kinh tế chiếm một tỷ trọng rất lớn và có xu hướng tăng trong giai đoạn này (từ 78,11% tới 80,46%), cho vay cá nhân và cho vay khác cung tăng nhẹ qua các năm về số lượng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng khá nhỏ so với cho vay các tổ chức kinh tế.