Đánh giá tâm lý khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng Công

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 62 - 64)

Nguồn vốn huy động đóng một vai trò rất quan trọng để duy trì tính thanh khoản của ngân hàng. Trên thực tế, ngân hàng không thể (nếu có thì cũng không đáng kể) kiểm soát được nguồn huy động vốn (chủ yếu là tiền gửi) bởi vì việc dân chúng có gửi tiền hay không là do họ tự quyết định. Do đó đánh giá tâm lý của khách hàng gửi tiền cũng được coi là một trong những tiêu chí đánh giá tính ổn định thanh khoản của ngân hàng.

Để đánh giá tâm lý của khách hàng gửi tiền tại NHCT, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra thông tin (xem mẫu điều tra tại phụ lục) cho 300 khách hàng gửi tiền ở NHCT. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ KHÁCH HÀNG GỬI TIỀN TẠI NHCT

STT Chỉ tiêu Người So với tổng số

điều tra (%)

2 Loại kì hạn

- Không kì hạn 126 42%

- Có kì hạn <1 năm 142 47,33%

- Có kì hạn >1 năm 32 10,67%

Trong đó: Đã từng rút tiền khi chưa đến kì hạn 52 36,61% 3 Số người đánh giá đây là một ngân hàng tốt và có

uy tín

295 98,3%

4 Thái độ phản ứng của đối tượng nếu có thông tin NHCT không đáp ứng tiền cho khách hàng

- Rút tiền ngay lập tức 41 13,67%

- Chờ một thêm thông tin rồi rút tiền 232 77,33%

- Không rút tiền 27 9 %

Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra; Trong đó tỷ lệ khách hàng đã rút tiền khi chưa đến kì hạn tính trên tổng số khách hàng gửi tiền có kì hạn

Kết quả thống kê cho thấy số khách hàng đánh giá NHCT có uy tín là khá cao (98,3%). Kết quả này khá hợp lý bởi lẽ NHCT luôn là ngân hàng đứng đầu, có lịch sử thành lập và phát triển lâu dài, có uy tín và thương hiệu phát triển ổn định với hàng loạt các giải thưởng lớn đạt được như giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” qua nhiều năm. Tại lễ trao giải Sao Vàng Đất Việt 2011, NHCT là ngân hàng duy nhất được vinh danh 2 lần với giải thưởng TOP 10 Thương hiệu Việt Nam và TOP 10 doanh nghiệp tiêu biểu trách nhiệm xã hội do Citigroup trao tặng. NHCT đã 8 lần liên tiếp được bình chọn trao giải Top 10 Thương hiệu mạnh do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức bầu chọn, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp (DN) Việt Nam có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh.Năm 2011, trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam NHCT đứng thứ 19. Những giải thưởng này có vai trò quan trong trong việc củng cố niềm tin của khách hàng với NHCT.

Trong số 300 khách hàng gửi tiền tại NHCT thì có 89,3% số người gửi tiền không kì hạn hoặc có kì hạn dưới 1 năm, số còn lại gửi tiền kì hạn trên 1 năm. Trong tổng số 126 người gửi tiền có kì hạn thì 52 người, tương ứng 36,61% đã từng rút tiền trước kì hạn. Có thể thấy tâm lý chung của người gửi tiền tại Việt Nam là không muốn gửi tiền dài hạn vì tâm lý e ngại sự mất giá của đồng tiền khi lạm phát gia tăng và nếu gửi tiền dài hạn mà rút trước sẽ mất một phần khoản lời mà khách hàng sẽ được hưởng. Đa số khách hàng có tâm lý gửi tiền không kì hạn hoặc kì hạn ngắn để dễ rút tiền khi có nhu cầu. Đây cũng được coi là một yếu tốt bất lợi không

chỉ với NHCT mà còn với các Ngân hàng Việt Nam, khi mà thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển, nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn là nguồn cung vốn chủ yếu cho các ngân hàng.

Cũng theo kết quả tổng hợp từ cuộc điều tra thì 9% số người được hỏi sẽ tiến hành rút tiền ngay nếu có thông tin bất thường về ngân hàng; 77,33% số người chờ một thời gian tìm hiểu thông tin rồi mới rút tiền và không rút tiền là 13,67%. Như vậy phần đa khách hàng có tâm lý tìm hiểu kĩ về thông tin bất thường mới rút tiền. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản: Ngân hàng luôn có một khoảng thời gian để ổn định tâm lý của người gửi tiền trước khi rủi ro thanh khoản trở nên nghiêm trọng, tức là, nếu ngân hàng có những biện pháp quyết liệt và tích cực trong những giai đoạn đầu thì rủi ro thanh khoản sẽ được ngăn chặn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w