Rủi ro thanh khoản tại Nga bắt đầu xảy ra khi 9/2004, Guta Bank – Một đại gia trong ngành ngân hàng Nga thông báo tạm khóa các tài khoản tiền gửi và đóng của 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM. Lo sợ trước các ngân hàng của mình cũng rơi vào tình trạng tương tự như Guta Bank, người dân đã đổ xô đi rút tiền tại các ngân hàng. 16/7/2004, các ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho nhau, lãi suất huy động tăng nhưng không làm suy giảm số lượng khách hàng đến rút tiền. 17/7/2004, Alfa – Đại gia thứ 4 trong ngành tài chính quyết định áp dụng mức phạt 10 % nếu rút tiền trước hạn. Đến 18/7/2004, thống đốc NHTW Sergei Ignatiev quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ 7% xuống 3.5 % để đáp ứng thanh khoản đồng thời áp dụng nhiều biện pháp để cứu GutaBank. Mặc dù vậy, 20/7/2004 nhiều ngân hàng vẫn phải buộc đóng cửa, chính phủ ra kế hoạch để VneshtorgBank mua lại Guta Bank và đến 8/2004, Chính phủ mua lại các ngân hàng lớn với giá rẻ bất ngờ, tăng cường vai trò sở hữu của Nhà nước đối với ngành ngân hàng.
Nguyên nhân rủi ro thanh khoản tại Nga là do ở Nga có quá nhiều ngân hàng, trong đó phần lớn là các Tổ chức tín dụng nhỏ tồn tại bằng các hoạt động bất hợp pháp, các ngân hàng lại có vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé (90% các ngân hàng có số vốn dưới 10 triệu USD); cơ quan quản lý tài chính của Nga cũng chưa đưa được các biện pháp hiệu quả nào khác biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt để giải quyết vấn đề.
Nguồn: Phạm Tiến Thành, 2010, tr.51