Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 52 - 56)

- Thấu hiểu khách hàng: Thể hiện qua khả năng hiểu biết nhu cầu của từng khách hàng; ghi nhớ những yêu cầu cụ thể của từng người; tạo ra sự chú ý tới từng

3.1.3.1.Hoạt động huy động vốn

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Cũng như các NHTM trong nước khác, tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho MB. Để khai thác một cách hiệu quả, an toàn nguồn vốn huy động, tạo nguồn thu ổn định, MB cung cấp một danh mục các sản phẩm tín dụng khá đa dạng: cho vay ngắn, trung và dài hạn; vay tín chấp hoặc vay có tài sản đảm bảo; vay bằng nhiều đồng tiền khác nhau…MB đã tham gia tài trợ vốn cho nhiều công trình kinh tế quốc phòng, dân sinh trọng điểm thông qua các hoạt động cấp tín dụng. Bên cạnh đó MB cũng tham gia tài trợ tín dụng cho KH là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, các DNNVV, các hộ kinh tế cá thể cũng như các cá nhân để kinh doanh, phục vụ đời sống xã hội.

Kết quả hoạt động tín dụng của MB từ năm 2008 đến 2012 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Tăng trưởng dư nợ tại MB trong giai đoạn từ 2008 - 2012

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 (i) (i) (ii) (i) (ii) (i) (ii) (i) (ii) Tổng dư nợ cho vay 15.741 29.588 188% 48.797 165% 59.045 121% 74.479 126% Nợ ngắn hạn 9.186 15.757 172% 29.236 186% 38.929 133% 53.085 136% Nợ trung hạn 4.144 7.487 181% 10.103 135% 11.641 115% 12.262 105% Nợ dài hạn 1.665 3.821 229% 5.943 156% 7.538 127% 8.565 114% Hỗ trợ TC & Repo 746 2.523 338% 3.515 139% 937 27% 567 61%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính hơp nhất các năm 2008-2012 của MB (i): Kết quả thực hiện trong năm

(ii): Tốc độ tăng trưởng so với năm trước

Trong những năm gần đây, MB luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, đạt trung bình khoảng 50% /năm. Qua bảng số liệu, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2009 tăng 88%, năm 2010 tăng 65%, năm 2011 và 2012 ở mức khoảng 25%) nhưng đó là do quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng lớn. Nếu xét ở giá trị tuyệt đối thì tăng trưởng tín dụng của MB luôn đạt trung bình từ 12.000 - 14.000 tỷ đồng/năm trong 5 năm gần đây. Tính đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay của MB đạt mức 74.479 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn gấp 3 lần so với mức trung bình của ngành ngân hàng (tăng trưởng tín dụng của MB cả năm 2012 vượt mức 17% theo quy định của NHNN là do tại thời điểm cuối năm Ngân hàng đã nhận được sự chấp thuận của NHNN về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm 2012 ở mức 27%).

Hình 3.4: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của MB giai đoạn 2008 - 2012

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính hơp nhất các năm 2008-2012 của MB)

Phân tích cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại MB, có thể thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể, chiếm khoảng từ 50-70% trên tổng dư nợ cho vay và có xu hướng tăng đều qua các năm. Đặc biệt trong hai năm gần đây, khi thị trường chung có nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các NHTM bị giới hạn bởi NHNN thì MB đã chủ trương tập trung cho vay ngắn hạn, đẩy nhanh vòng

quay vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tính đến cuối năm 2012, dư nợ ngắn hạn đạt 53.085 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước và chiếm tới 71% tổng dư nợ toàn ngân hàng. Trong khi đó, dư nợ trung hạn đang có xu hướng giảm dần qua các năm gần đây và đến cuối năm 2012 chỉ còn chiếm 16% tổng dư nợ của Ngân hàng, tương đương với khoảng trên 12 nghìn tỷ. Tỷ trọng dư nợ dài hạn không có biến động lớn trong những năm gần đây và chiếm khoảng từ 11% - 13% trên tổng dư nợ ngân hàng. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là hỗ trợ tài chính và hoạt động Repo (đây là các hợp đồng Repo, hỗ trợ tài chính và ứng trước cho KH của Công ty Cổ phần chứng khoán MB).

Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, lĩnh vực tài chính ngân hàng còn nhiều rủi ro, nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn thì những kết quả đạt được cho thấy MB đã có nhiều nỗ lực cố gắng để phát triển hoạt động tín dụng và có kết quả tăng trưởng khả quan.

Ngoài việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng số lượng KH và dư nợ cho vay, MB cũng rất chú trọng tới yếu tố chất lượng tín dụng. Thực tế cho thấy trong những năm vừa qua MB đã kiểm soát tín dụng chặt chẽ và có hiệu quả, luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Hình 3.5: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của MB giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính hơp nhất các năm 2008-2012 của MB

1.83% thì đến cuối năm 2009 đã được kiểm soát xuống dưới mức 1.58%, tương đương với tổng nợ xấu của ngân hàng (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 469 tỷ đồng. Năm 2010, nợ xấu của ngân hàng tăng nhẹ lên mức 614 tỷ đồng, nhưng tốc độ tăng của nợ xấu thấp hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ, do đó tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng rất thấp, ở mức 1.26%. Sang năm 2011 và đặc biệt là trong năm 2012, trước những khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới đã tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp, khiến cho hàng loạt doanh nghiệp lâm vào khó khăn, tạm dừng hoạt động, thậm chí là phải giải thể, phá sản. Điều này đã dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng trong hai năm gần đây tăng mạnh, trong đó có MB. Tính đến cuối năm 2012, nợ xấu của ngân hàng ở mức 1.371 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.84%, tuy nhiên vẫn đảm bảo thấp hơn mục tiêu kế hoạch là dưới 2% và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu bình quân ngành ngân hàng là trên 8%.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w