Đầu tư phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 105 - 107)

- Thấu hiểu khách hàng: Thể hiện qua khả năng hiểu biết nhu cầu của từng khách hàng; ghi nhớ những yêu cầu cụ thể của từng người; tạo ra sự chú ý tới từng

4.2.2.3.Đầu tư phát triển công nghệ

4.1.1.Mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển MB 2010-

4.2.2.3.Đầu tư phát triển công nghệ

Ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một xu thế tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Trong kinh doanh ngân hàng nói chung và kinh doanh ngân hàng bán lẻ nói riêng, công nghệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì nó góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phòng ngừa và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay, những sản phẩm công nghệ mới liên tục ra đời thì công nghệ cũ cũng nhanh chóng trở nên lỗi thời, lạc hậu. Vì vậy việc ứng dụng đổi mới công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng cần có những bước đi thận trọng nhằm khai thác triệt để nguồn lực sẵn có của ngân hàng, đồng thời giảm thiểu sự lãng phí do sử dụng công nghệ không hiệu quả.

MB được đánh giá là Ngân hàng có trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ thông qua các tiêu chí về thời gian giao dịch như phân tích tại chương 3. Vì vậy, MB cần cân đối nguồn lực tài chính với chiến lược phát triển của ngân hàng nhằm đảm bảo 2 mục tiêu sau:

- Hạn chế tình trạng quá tải của nhân viên giao dịch hiện nay, từ đó góp phần phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Triển khai các sản phẩm, dịch vụ nhằm gia tăng sự thuận tiện cho khách hàng trong thanh toán.

Để thực hiện được 2 mục tiêu trên, MB không chỉ cần chuẩn bị đủ vốn, mà trước hết cần hình thành một chiến lược công nghệ hợp lý, từ đó có sự nghiên cứu,

tìm hiểu và đánh giá công nghệ, kịp thời nhận biết những công nghệ mới trong ngành ngân hàng để có thể lựa chọn được công nghệ thích hợp. Các giải pháp cụ thể được đưa ra bao gồm:

- Xây dựng một lộ trình, chiến lược cụ thể cho việc đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ ứng dụng của ngân hàng, trong đó cần chú ý những vấn đề cơ bản như: nguồn vốn đầu tư công nghệ hàng năm; Nguồn nhân lực chất lượng cao sử dụng công nghệ; Kế hoạch khai thác và sử dụng công nghệ, MB cần tập trung nguồn vốn - nhân lực - kỹ thuật nghiên cứu hoặc thuê chuyên gia tư vấn quốc tế để xác định rõ các lĩnh vực cần ưu tiên trong việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ, mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ của chính ngân hàng mình.

- Đánh giá lại công nghệ hiện có trên cơ sở tìm cách khai thác triệt để công nghệ sẵn có này, đồng thời mạnh dạn loại bỏ những công nghệ lỗi thời không có giá trị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Việc đổi mới công nghệ phải đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực để có trình độ, có khả năng làm chủ công nghệ, khai thác các ứng dụng công nghệ vào việc phát triển, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Việc đào tạo cán bộ phải mang tính chất lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai. Cụ thể, Ngân Quân đội cần xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ IT chuyên nghiệp, có trình độ nghiệp vụ cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại. Trong đó tập trung đào tạo nâng cao trình độ, khảo sát công nghệ hiện đại trong nước và quốc tế. Đồng thời, cần đề ra các chương trình khen thưởng cho các sáng kiến, các phần mềm tin học sáng tạo góp phần vào việc phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như phục vụ KH, tăng khả năng cạnh tranh của MB. Thường xuyên đánh giá lại đội ngũ cán bộ ngân hàng nhằm mục đích phân loại theo trình độ sử dụng công nghệ: đối với những cán bộ có khả năng sử dụng công nghệ tốt cần bố trí vào những vị trí thích hợp để khai thác hiệu quả công nghệ hiện có, đối với những cán bộ chưa có khả năng hoặc khả năng sử dụng công nghệ chưa tốt cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để họ nhanh chóng tiếp cận được với những

công nghệ mới. Việc nâng cao trình độ có thể thực hiện theo nhiều cách: Đào tạo tại chỗ, gửi đào tạo tại các cơ sở trong nước, nước ngoài, Ngân hàng phải dựa trên cơ sở khả năng sẵn có để có sự lựa chọn và phối hợp cách thức đào tạo thích hợp.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất (với các phần mềm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, quản lý) đảm bảo quy trình hoạt động xuyên suốt trong toàn hệ thống. Tăng cường việc tự động hóa trong các quy trình tiếp nhận yêu cầu KH, thẩm định thông tin, xử lý nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu các giải pháp quản lý hành chính. Những máy móc thiết bị, phần mềm ứng dụng phải có tài liệu hướng dẫn thao tác, phải đạt được trình độ tiên tiến, đồng bộ, đảm bảo đủ tiêu chuẩn hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Phát triển công nghệ phải bảo đảm tính an toàn trong vận hành công nghệ vì tất cả các tài nguyên được lưu trữ trên mạng, một sự cố về CNTT có thể gây mất dữ liệu, hoặc có thể làm cho hoạt động ngân hàng ngưng trệ ảnh hưởng đến KH, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của ngành, Củng cố duy trì hoạt động hệ thống máy tính, máy chủ, hệ thống truyền tin.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 105 - 107)