Thị trờng Khối liên minh Châu Âu (EU)

Một phần của tài liệu Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10 (Trang 53 - 56)

II. Hoạt động marketing trong kinh doanh xuất khẩu

b. Thị trờng Khối liên minh Châu Âu (EU)

Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm 17 nớc thành viên (Thuỵ Sỹ, Na Uy mới kết nạp), dự kiến sẽ kết nạp thêm 10 thành viên mới vào năm 2004, với tổng dân số sẽ lên tới 475 triệu ngời, là khu vực có trình độ kinh tế, kỹ thuật cao. EU có lịch sử phát triển ngành dệt may lâu đời, là trung tâm mốt thời trang với nhiều công ty tạo mốt thời trang nổi tiếng thế giới, và là trung tâm thông tin lớn nhất về mốt của thế giới. Là khu vực có kỹ thuật sản xuất những sản phẩm may mặc cao cấp truyền thống, EU đồng thời cũng là thị trờng có nhu cầu tiêu thụ về hàng dệt may rất lớn, đa dạng, phong phú và tinh tế. Mức chi tiêu cho hàng may mặc năm 2000 là 212 tỷ Euro, đứng thứ hai sau chi tiêu cho thực phẩm, rau quả. Mức tiêu thụ ở thị trờng này vào loại cao trên thế giới: 17 kg vải/ngời/năm. Thị trờng EU yêu cầu về tính thẩm mỹ và thời trang rất cao, nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may để bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10 – 15%, còn 85 – 90% là theo mốt [11].

Ngời tiêu dùng hàng may mặc ở EU đợc chia làm bốn nhóm: nhóm dẫn mốt, nhóm ăn mặc đứng đắn, nhóm sau mốt và nhóm thực dụng. Trong đó, tỷ lệ nhóm dẫn mốt cao nhất là Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Đan Mạch, Đức. Tỷ lệ những ngời dẫn mốt thấp nhất là ở Anh. Nhóm những ngời thực dụng và nhóm những ngời sau mốt chiếm khoảng 70 – 75% (theo nghiên cứu của David Aspinall),

nên sản phẩm hàng dệt may vào thị trờng này đòi hỏi sự kết tinh của chất xám và có giá trị cao [10].

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào thị trờng EU không ngừng tăng với tốc độ cao. Đặc biệt, từ sau Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU đợc ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ 1/1/1993, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tăng trởng nhanh chóng với tốc độ bình quân trên 23%/năm, đa hàng may mặc trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai (sau dầu thô) của Việt Nam. Các nớc EU nhập khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam là Đức: 41%, Pháp: 14%, Hà Lan: 12%, Italia: 9% và các nớc khác là 18% [11]. EU hiện vẫn là thị trờng hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Tuy bị giới hạn về hạn ngạch nhng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU năm 2001 đạt gần 600 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2002 đạt gần 450 triệu USD, là một trong những thị trờng xuất khẩu lớn nhất về hàng dệt may của Việt Nam trong thời điểm hiện nay, chiếm trên 40% tổng số sản phẩm và giá trị kim ngạch của toàn ngành may mặc Việt Nam. Bộ thơng mại cho biết Liên minh Châu Âu đã tăng thêm cho Việt Nam 25% trong tổng hạn ngạch năm 2002 với trị giá khoảng 150 triệu USD. [7]

Thị trờng EU là một trong các thị trờng lớn truyền thống của May 10, trong đó thị trờng Đức và thị trờng Anh là hai thị trờng tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm may mặc của công ty. Để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trờng EU về chất lợng, mẫu mã sản phẩm, những năm qua May 10 đã không ngừng nâng cao chất lợng, đa dạng hoá mẫu mã và hình thức sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trờng này không ngừng tăng với tốc độ cao, trung bình tăng từ 15 – 20%. Các mặt hàng của công ty thờng xuất sang thị tr- ờng này là: áo sơ mi, áo jacket, quần âu. Năm 2001 công ty xuất sang EU 943000 chiếc áo sơ mi nam (cat 8), 30800 chiếc áo sơ mi nữ (cat 7), 5490 chiếc áo khoác nữ (cat 15), 7500 chiếc quần (cat 6) và 8,4 tấn quần áo (cat 78). Riêng mặt hàng áo sơ mi của công ty đứng đầu trong số các doanh nghiệp xuất khẩu

sang EU. Dự kiến năm 2003 công ty sẽ xuất trên 1,2 triệu chiếc áo sơ mi sang thị trờng EU.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của May 10 sang EU

Đơn vị: 1000USD

Năm 1998 1999 2000 2001 11/2002(*)

EU 3696 3705 4868 5400 5520

(*): Số liệu tính đến hết tháng 11, Phòng kế hoạch Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu năm 1998 - 2001

Tuy nhiên cũng giống nh các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất sang thị trờng EU, công ty May 10 cũng gặp phải những khó khăn sau:

- Bớc vào năm 2002, kinh tế thế giới cha đợc cải thiện nhiều, sức mua giảm nên thị trờng xuất khẩu hàng dệt may không đợc mở rộng. Việc Trung Quốc và Đài Loan trở thành thành viên chính thức của WTO đã tạo sức ép thực sự với các nớc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Năm 2002 Trung Quốc đợc EU bãi bỏ 34 chủng loại hạn ngạch, trong đó có 10 chủng loại (cat) EU vẫn áp dụng với Việt Nam [8].

- Theo nội dung Hiệp định về hàng dệt may thế giới (agreement on Textile and Clothing - ATC) sẽ dỡ bỏ hoàn toàn quota cho các nớc thành viên WTO vào năm 2005. Song để bảo hộ ngành dệt may của mình có thể EU, Mỹ sẽ dựng các rào cản nhập khẩu mới nh yêu cầu về nhãn mác, sinh thái, môi trờng, điều kiện lao động theo SA 8000 .Công ty cần chú trọng đến yếu tố môi tr… ờng và xã hội cũng nh điều chỉnh chiến lợc phát triển cho phù hợp với sự thay đổi trong thời gian tới.

Để giữ vững và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU thời gian tới, đặc biệt khi xuất khẩu sang thị trờng EU năm 2005, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Phải có sản phẩm chủ lực (chất lợng tốt, mẫu mã đa dạng, hợp thị hiếu ngời Châu Âu). Bên cạnh mặt hàng truyền thống là áo sơ mi và áo jacket, công ty cũng nên đa dạng hoá hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu sang EU nh quần áo, quần âu, áo thun, và có hớng phát triển sản phẩm cao cấp nh comple.

- Phải tăng năng suất lao động bằng cách cải tiến thiết bị, hạ giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh mới. Giá thành là yếu tố quyết định trong cuộc

cạnh tranh, cần phải linh động trong khâu thanh toán, thanh toán bằng nhiều hình thức, nhiều loại ngoại tệ.

- Về công tác xúc tiến thơng mại, cần phải trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình (không qua trung gian). Nên giới thiệu bằng nhiều hình thức nh gửi th, chào hàng trực tiếp, triển lãm hội chợ, mở văn phòng giới thiệu sản phẩm. Ngời mua Châu Âu không bao giờ mua các loại sản phẩm mà họ cha bao giờ biết và họ rất thích nghe bạn giới thiệu về sản phẩm mà họ đang quan tâm.

- Về quản lý và nhân lực, cần có đội ngũ quản lý tốt, năng động thích ứng với mọi hoàn cảnh, biết đa ra những dự đoán cho tơng lai, nguồn nhân lực phải có tay nghề cao, năng động, sáng tạo.

- Phải tạo đợc chữ tín đối với khách hàng. Tạo đợc bạn hàng mới đã khó, nhng giữ đợc bạn hàng còn khó gấp trăm ngàn lần. Bởi xung quanh họ luôn có những lời mời chào hấp dẫn, các doanh nghiệp phải chú ý đến phơng thức chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w