Chính sách giá

Một phần của tài liệu Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10 (Trang 68 - 69)

II. Hoạt động marketing trong kinh doanh xuất khẩu

2.2Chính sách giá

e. Chiến lợc định vị sản phẩm

2.2Chính sách giá

Giá cả và chất lợng là hai yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đối với mặt hàng may mặc, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nh hiện nay thì giá là yếu tố quan trọng nhất khi tiếp cận và mở rộng thị trờng. Định giá sản phẩm cũng là khâu quan trọng nhất trong quá trình xây dựng kế hoạch marketing xuất khẩu và đồng thời cũng là “P” nan giải nhất trong “4Ps” của marketing mix. Định giá thế nào để sản phẩm của công ty vừa có sức cạnh tranh trên thị trờng lại vừa đem lại lợi nhuận nhất định cho công ty là điều không đơn giản.

Thông thờng công ty dựa trên yêu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của công ty để tính giá và báo giá cho khách hàng. Cơ sở tính giá nh sau: Nếu là khách hàng cũ, truyền thống, tính giá dựa trên bảng giá chuẩn chi tiết. Nếu là khách hàng mới sẽ dựa trên cơ sở bảng giá chuẩn kèm theo mẫu mã thực tế.

Giá FOB của công ty thờng đợc tính trên cơ sở sau:

Giá FOB = Nguyên phụ liệu + Giá lao động + Chi phí vận chuyển + Thuế + Các chi phí khác

Công thức tính giá này đợc áp dụng cho mọi hoạt động xuất khẩu theo giá FOB của công ty.

Công ty cần xây dựng cho mình một chiến lợc định giá linh hoạt hơn, bởi để đối phó với sự cạnh tranh về giá sau năm 2005, nhiều nớc đã chủ động giảm giá từ 10 – 15%. Giá thành sản phẩm của công ty còn cao, nguyên nhân là do năng suất lao động cha cao, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu là nhập ngoại (đến 90%), chi phí quản lý cha hợp lý v.v Tất cả các đơn hàng gia… công đều dùng nguyên liệu nớc ngoài giao. Với các đơn hàng may xuất FOB (công ty tự mua nguyên liệu để may xuất khẩu) và đơn hàng nội địa công ty cũng chủ yếu sử dụng vải nhập ngoại do vải nội địa chất lợng không ổn định nên gặp rủi ro cao. Nguyên phụ liệu trong nớc chỉ đợc dùng ở các mặt hàng vải

lót, bông lót và những chi tiết thứ yếu hoặc dùng để may thử các đơn hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa với số lợng nhỏ. Nguyên nhân là do: giá vải nội địa cao hơn giá vải nhập ngoại, chất lợng không ổn định. Ví dụ vải lót áo jacket 100% polyester, giá nhập khẩu là 0.45 USD/m trong khi giá nội địa từ 0.55 – 0.6 USD/m. Trình độ quản lý yếu kém cũng dẫn đến chi phí cao và năng suất thấp và dẫn đến một hạn chế nữa là khó đáp ứng việc giao hàng đúng hạn. Hiện tỷ lệ giao hàng bằng máy bay cũng chiếm tỷ lệ khá cao (do không sản xuất đúng tiến độ) và điều này hiển nhiên đã làm tăng chi phí đáng kể và ảnh hởng không nhỏ đến lợi thế cạnh tranh, kế hoạch sản xuất, giao hàng v.v của công… ty bởi kinh doanh ngày nay đòi hỏi phải đảm bảo bốn yếu tố “nhanh, nhiều, rẻ, tốt” (giao hàng nhanh, đúng hạn, số lợng nhiều, giá rẻ, chất lợng tốt).

Do đó công ty cần tìm các biện pháp giảm giá thành sản phẩm. Tối thiểu hoá các chi phí nh lao động, nguyên phụ liệu, chi phí quản lý, vận chuyển .Cần nghiên cứu sử dụng nhiều hơn các nguyên phụ liệu trong n… ớc, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. Giảm giá thành sản phẩm là cơ sở quan trọng cho phép công ty giảm giá bán sản phẩm nhằm tăng cờng hơn nữa khả năng cạnh tranh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10 (Trang 68 - 69)