VI. Hoạt động tiếp nố
i) Căn cứ vào nội dung, mục đích của bài giảng và đối tượng SV, lựa chọn
những PPDH thích hợp cho từng khâu, từng phần của bài dạy.
Với đối tượng SV khá giỏi, có thể sử dụng:
+ Tăng cường sử dụng PPDH đàm thoại phát hiện, PH và GQVĐ (ở cấp độ đàm thoại) kết hợp với HĐ nhóm.
+ Bước đầu vận dụng DH PH và GQVĐ ở mức độ tự nghiên cứu.
+ Chỉ thuyết trình trong trường hợp cần thiết như: phổ biến kinh nghiệm giải toán, tổng hợp vấn đề, ôn tập, ...
+ Dùng PP vấn đáp kết hợp với PP trực quan (trong đó có dùng phương tiện hỗ trợ khi học những vấn đề khó).
Với đối tượng SV yếu:
+ Tăng cường sử dụng những PPDH để SV HT với tốc độ chậm, tăng dần, trước hết đủ để nắm được những kiến thức cơ bản, làm những bài tập đơn giản. Vì vậy, nên dùng hình thức thuyết trình cùng với vấn đáp giúp SV tái hiện kiến thức và làm quen dần với từng bước HĐ.
+ Khi cần lấp “lỗ hổng” kiến thức, kĩ năng: GV nên dùng kết hợp giữa các PP
thuyết trình, trực quan, vấn đáp để phân hóa.
+ Khi cần luyện tập vừa sức, nên dùng PP thuyết trình giảng giải và hướng dẫn thực hành.
ii) Căn cứ vào tình huống điển hình và nội dung kiến thức để lựa chọn vận dụng một số PPDH (trong đó chọn PPDH chủ đạo và những PPDH phối hợp hoặc sử dụng lồng ghép, đan xen).
iii) Xây dựng được kịch bản bài dạy sao cho sử dụng phối hợp được nhiều PPDH nhằm thu hút sự chú ý và phát huy được năng lực người học. Trong đó, ưu tiên lựa chọn con đường và cách thức phát hiện - GQVĐ, lấy đó làm cốt lõi, hạt nhân cho quá trình phối hợp các PP và hình thức DH khác.
iv) Dự kiến các tình huống sư phạm và phương án thay đổi - điều chỉnh những
PPDH cho phù hợp trong thực tế tình hình thực tế bài giảng.