2.1. ỊNH HƢỚNG VẬN DỤNG PPDH
Như trên đã thấy: Có thể xem xét PPDH từ nhiều phương diện khác nhau, và không có PP nào là "vạn năng", nói riêng là trong lĩnh vực DH môn Toán. Vấn đề lựa chọn và tiến hành nghiên cứu phối hợp PPDH tuy không mới nhưng trong thực tế thì vẫn đang là một vấn đề cần thiết đối với GV dạy toán, đặc biệt là đối với môn Toán ở CĐSP Lào.
Điều quan trọng nằm ở chỗ người thầy giáo biết xem xét chúng từ nhiều góc độ, thấy được đặc điểm (cả mặt ưu điểm và mặt nhược điểm), điều kiện và mức độ thực hiện của từng PPDH trong những phương diện đó. Từ đó mới có thể lựa chọn, sử dụng được PP phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ và phối hợp sử dụng những PP với nhau, nhằm phát huy những ưu điểm, hạn chế bớt những nhược điểm của chúng. Trong phạm vi đề tài luận án, chúng tôi tập trung vào giải pháp TCH HĐ HT Giải tích cho SV CĐSP Lào với định hướng như sau:
2.1.1. YÊU CẦU PHÁT HUY TTC HT GIẢI T CH CHO SV LÀO
Việc sử dụng PPDH phải nhằm vào các yêu cầu và tạo điều kiện phát huy TTC HT cho SV:
1) Tăng cường gợi động cơ HT cho SV, triệt để khai thác mối liên hệ với thực tiễn của Giải tích, giúp người học hứng thú, chủ động HT.
2) Tăng cường xây dựng những tình huống gợi vấn đề và tổ chức SV tham gia vào các HĐ (có sự phân bậc) trong quá trình PH và GQVĐ;
3) Tạo điều kiện để người học tham gia vào việc đánh giá kết quả HT của mình.
4) Phù hợp đặc điểm và năng lực chung của SV Lào, đồng thời tạo điều kiện thực hiện DH phân hóa.
5) GV cần dự kiến được những khó khăn, sai lầm của người học và thường xuyên tổ chức SV phát hiện, khắc phục trong quá trình DH Giải tích.
2.1.2. ỊNH HƢỚNG L A CHỌN VÀ VẬN DỤNG PPDH 2.1.2.1. ịnh hƣớng 2.1.2.1. ịnh hƣớng
Về mặt lý luận DH, các PPDH có mối quan hệ chặt chẽ, liên kết, gắn bó với nhau trong từng bài giảng, trong từng tình huống DH cụ thể. Vì vậy, trong quá trình
DH, những PPDH luôn được vận dụng đan xen một cách linh hoạt, điều đó thể hiện sự sáng tạo của từng GV khi lên lớp.
Tuy nhiên, thực tế DH Toán ở CĐSP Lào cho thấy: GV chưa thật sự nắm vững lý luận, nên hạn chế khả năng sử dụng hiệu quả các PPDH, đặc biệt là việc vận dụng phối hợp một số PPDH một cách hợp lý. Chính vì vậy, trong điều kiện và phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhằm TTC HĐ HT cho SV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu phối hợp vận dụng một số PPDH trong DH Giải tích cho SV CĐSP Lào theo một số tư tưởng chỉ đạo, tiêu chí và cách thức sau đây:
Tư tưởng 1: Cần sử dụng PPDH sao cho mỗi SV được suy nghĩ, tư duy nhiều
hơn, giúp họ biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, biết trừu tượng
hóa và khái quát hóa các khái niệm cụ thể và các nội dung tư duy thường gặp, tập làm quen với việc đặt vấn đề và GQVĐ bằng những cách thức khác nhau.
Tư tưởng 2: Những gì mà SV có thể suy nghĩ được, diễn đạt được, làm được thì GV không làm thay, nói thay để SV có cơ hội và điều kiện phát triển năng lực tự
lực của cá nhân. Chuyển dần quá trình DH sang dạy SV cách học, tạo cơ hội và
buộc SV chủ động tự học, tự làm việc với giáo trình, theo hướng dẫn của GV. Điều quyết định kết quả lĩnh hội là HĐ tự giác, tích cực của SV. Nếu không kích thích
được trò suy nghĩ, HĐ thì dù thầy có nói thao thao bất tuyệt, có đặt rất nhiều câu hỏi, có sử dụng nhiều phương tiện trực quan, những việc làm đó cũng chỉ là hình thức. SV phải là chủ thể tiến hành HT. Lời nói, câu hỏi, phương tiện trực quan của
thầy không thay thế mà chỉ khởi động HĐ tự giác, tích cực của họ.
Tư tưởng 3: Nắm vững đặc điểm của từng PPDH để dùng đúng chỗ, đúng lúc
với phương châm "Giảm thuyết trình, tăng PP vấn đáp và trực quan đan xen HĐ nhóm dựa trên DH PH và GQVĐ và DH phân hóa, có sự hỗ trợ của phương tiện và CNTT".
Biết mỗi PPDH có ưu nhược điểm gì? Có thể sử dụng tốt trong trường hợp nào? Yêu cầu khi vận dụng PPDH đó trong thực tiễn. Vận dụng điểm mạnh của mỗi PPDH làm cơ sở để tiến hành DH từng nội dung cụ thể cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy có sự phân biệt khá rõ ràng về PPDH, nhưng có rất ít phần nội dung nào đó trong SGK mà có thể dạy chỉ bằng một PPDH.
Khi DH một nội dung nào đó, nếu chỉ thực hiện theo cách: phần này dạy bằng PP này, phần tiếp theo dạy bằng PP kia (nghĩa là những PPDH được đặt cạnh nhau một cách "rời rạc") thì có thể hiệu quả DH sẽ không cao. Vì vậy, cần phải phối hợp một số PPDH một cách hợp lý, tức là DH một nội dung cụ thể với một PPDH chính
nào đó nhưng có sử dụng PPDH khác vào những HĐ phù hợp, vào những thời điểm
thích hợp.
Tư tưởng 4: Không có PPDH nào là "không tích cực", chỉ có thể có việc GV sử dụng không hợp lý PPDH, dẫn đến hiệu quả thấp mà thôi!
Trong quá trình vận dụng, GV không được lạm dụng cũng như gạt bỏ một PPDH nào đó (kể cả PP truyền thống và không truyền thống). Bởi lẽ, mỗi PPDH đều có mặt tích cực và mặt hạn chế. Tuy nhiên xét về mặt HĐ nhận thức thì những PP giúp người học được thực hành trực tiếp sẽ “tích cực” hơn PP trực quan (chỉ quan sát); và PP trực quan sẽ “sinh động, dễ hiểu” hơn PP thuyết trình; ... Vì vậy, GV cần phải nắm vững từng PPDH, biết cách khai thác chúng trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, tạo ra hiệu quả tốt.
2.1.2.2. Một số tiêu chí lựa chọn và vận dụng phối hợp PPDH a) Lựa chọn sử dụng PPDH sao cho: a) Lựa chọn sử dụng PPDH sao cho:
Phù hợp và có tính khả thi trong điều kiện thực tế DH Giải tích ở trường CĐSP Nước CHDCND Lào.
Phù hợp với đối tượng người học: trình độ, hứng thú, thói quen, kinh nghiệm của SV CĐSP Lào;
Phù hợp với năng lực, điều kiện, sở trường,... của đội ngũ GV Toán ở trường CĐSP Lào
Có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu DH, gắn với đào tạo nghề sư phạm cho SV.
Tương thích, phù hợp với nội dung môn học Giải tích ở CĐSP Lào.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng đồ dùng, phương tiện DH trực quan
(đặc biệt là khai thác sự hỗ trợ của CNTT) khi phối hợp một số PPDH.