6 ặc biệt hóa khi dãy số là dãy hằng số (nghiên cứu sâu giải pháp)

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trong dạy học Giải tích ở trường Cao đẳng Sư phạm Nước CHDCND Lào (Trang 68 - 71)

GV: Dãy xn C thì giới hạn của xn là bao nhiêu?

(Hướng dẫn: Cho  0, bắt đầu từ n bằng bao nhiêu thì khoảng cách giữa C và xn nhỏ hơn ).

SV: Với mọi n thì: C x n    C C 0 , vậy n n lim x C   . Tức là n lim C C   . - GV dùng phần mềm Maple để tìm giới hạn đối với những trường hợp cụ thể của hằng số C để SV đối chiếu, kiểm tra kết quả.

Trên cơ sở nghiên cứu và thực hiện một số tiết dạy chúng tôi nhận thấy việc DH khái niệm, định nghĩa giới hạn của dãy số theo PPDH PH và GQVĐ có khả năng đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH, nhằm tích cực hoá hoạt động HT của SV.

2.2.2. BIỆN PHÁP 2: VẬN DỤNG PPDH HỢP TÁC THEO NHÓM TRONG DH GIẢI TÍCH Ở TRƯỜNG CĐSP LÀO. TÍCH Ở TRƯỜNG CĐSP LÀO.

2.2.2.1. Cơ sở khoa học và mục đích của biện pháp

a) Cơ sở khoa học

Từ những kết quả nghiên cứu (đã trình bày ở chương 1) trong Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học tư duy, Triết học, Giáo dục học về tính tích cực HT, chúng

tôi cho rằng: Tư duy tích cực chỉ nảy sinh khi SV tiếp nhận được nhiệm vụ nhận thức trong DH các yếu tố Giải tích bao gồm: Một mâu thuẫn, một khó khăn, một chướng ngại mà họ cần phải vượt qua, học phải hoạt động trí óc căng thẳng để vượt ra ngoài hoàn cảnh có vấn đề, hoàn cảnh thiếu tri thức PP để giải quyết buộc họ phải biến đổi hoặc cấu trúc lại tri thức đã có.

Một tình huống DH theo PPDH hợp tác theo nhóm phải đảm bảo:

- Tình huống có nhiều cách giải quyết;

- Tình huống chứa đựng những khó khăn đối với việc thực hiện ở lớp cho từng cá nhân;

- Tình huống có ý nghĩa giáo dục tư duy, tư duy phê phán;

- Tình huống lôi cuốn sự tương tác giữa các SV với nhau, giữa SV với môi trường để chuyển hóa tư duy từ bên ngoài vào bên trong. Bởi lẽ tư duy bậc cao có

hai giai đoạn: Giai đoạn một được thực hiện nhờ các HĐ liên cá nhân (HĐ hợp tác), sau đó mới có thể chuyển vào bên trong (HĐ cá nhân).

Do vậy, PPDH hợp tác theo nhóm chứa đựng khả năng thuận lợi đối với việc phát huy TTC HT của SV.

Mặt khác đây là một hình thức tổ chức HĐ DH ở trường CĐSP Lào nhằm đưa mô hình hợp tác xã hội vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho SV thích ứng với đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công và hợp tác với cộng đồng. Bởi vậy hình thức tổ chức DH hợp tác theo nhóm rất có ý nghĩa đối với nhu cầu tích cực hóa HĐ HT cho SV.

Tuy nhiên, thực tiễn DH môn Giải tích ở trường CĐSP Lào hiện nay cho thấy chưa có nhiều GV quan tâm đến vấn đề này. Họ chưa hiểu biết đầy đủ và nhất là rất hạn chế trong khả năng vận dụng vào DH.

Để PPDH hợp tác theo nhóm đi vào thực tế DH Giải tích ở CĐSP, phát huy hiệu quả tốt, hạn chế bớt những khó khăn, nhược điểm của kiểu DH này, ta cần phối hợp với những PPDH khác trong mối quan hệ tương hỗ giữa chúng (trình bày ở mục 1.2.5 trong chương 1 của luận án).

b) Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Trong PPDH hợp tác, SV phải học cùng nhau trong một nhóm (cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong giờ học), nên SV vừa hiểu sâu sắc kiến thức hơn, vừa rèn luyện được tinh thần làm việc tập thể, ý thức hợp tác, biết gắn liền quyền lợi của mỗi cá nhân với quyền lợi của nhóm. Đây chính là động lực quan trọng để tăng cường TTC HT của SV. Mặt khác, khi vận dụng phối hợp với một số PPDH khác, trong đó có sự trợ giúp của phần mềm Maple và phương tiện thì sẽ tăng cường hiệu quả của sự hợp tác, làm cho SV hứng thú, tích cực HT.

2.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong môn Toán ở trường CĐSP Lào, theo chúng tôi tiến hành theo các bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu tiết học về kiến thức, kĩ năng, tư duy, thái độ.

Bước 2: Xem xét nội dung, chương trình để có cách phân bố thời gian hợp lý

cho nội dung cần dạy trong tiết học.

Bước 3: Tìm hiểu tình hình thực tiễn: về nhận thức, trình độ của đối tượng SV, về điều kiện và phương tiện HT, ...

Bước 4: Vận dụng hợp lý PPDH hợp tác theo nhóm - lấy đó làm nòng cốt để

phối hợp với những PPDH khác nhằm tăng cường HĐ HT của SV. Trong đó " lồng

ghép" một số PPDH vào quy trình DH hợp tác theo nhóm như sau:

+ Làm việc chung cả lớp: (GV chủ yếu dùng thuyết trình)

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức (dùng thuyết trình phối hợp với DH PH

và GQVĐ và sử dụng phần mềm Maple trợ giúp SV thâm nhập vấn đề).

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Hướng dẫn làm việc theo nhóm.

+ Làm việc theo nhóm: (GV dùng thuyết trình, khi cần thiết gợi ý dẫn dắt HĐ

bằng vấn đáp và GQVĐ, nếu có thể thì dùng phần mềm Maple trợ giúp khâu dự đoán, khái quát hóa, ...)

- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.

- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm (có thể dùng computer và CNTT trợ giúp). - Cử đại diện (hoặc phân công trước) chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm (có thể dùng CNTT trợ giúp trình chiếu).

+ Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp: (GV dùng vấn đáp và GQVĐ) - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.

- Thảo luận chung.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trong dạy học Giải tích ở trường Cao đẳng Sư phạm Nước CHDCND Lào (Trang 68 - 71)