b) Đặc điểm học tập của SV CĐSP Lào
1.2.2. NHỮNG PPDH TRUYỀN THỐNG 1 Phƣơng pháp thuyết trình
1.2.2.1. Phƣơng pháp thuyết trình
Với PP thuyết trình, GV sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung HT. Người học tiếp nhận hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lý tùy theo chủ thể việc học và yêu cầu DH.
Nhìn chung PPDH thuyết trình được áp dụng trong trường hợp chuyển tải một khối lượng kiến thức mà người dạy định cung cấp đến người học, là PP thông tin một chiều, người dạy nêu ra các ý tưởng hay khái niệm, giải thích, giảng giải … để người học hiểu ý tưởng đã được đề xuất, cuối cùng người dạy tóm lại ý chính, người học ngồi nghe và ghi chép.
Điểm mạnh và hạn chế của PPDH thuyết trình:
+ Điểm mạnh: PP thuyết trình có nhiều điểm mạnh, như:
- Nếu cách diễn đạt lưu loát, rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với trình độ người nghe…thì PPDH thuyết trình đã chuyển tải đến người học một khối lượng thông tin cần thiết, cô đọng trong một khoảng thời gian ngắn.
- Cung cấp cho người học những thông tin cập nhật chưa kịp trình bày trong SGK. - Thuyết trình là PP giao tiếp trực tiếp giữa người dạy với người học. Vì vậy GV có thể nhanh chóng thay đổi các thủ pháp và hiệu chỉnh lại nội dung cho phù hợp đối tượng người học.
- Bài thuyết trình không chỉ cung cấp thông tin về nội dung bài học mà còn cung cấp cả PP nhận thức, PP tổng hợp, cấu trúc tài liệu HT, … qua đó có thể giúp người học cách học.
- PPDH thuyết trình giúp người học và người dạy tiết kiệm thời gian trong DH, có thể áp dụng PPDH thuyết trình với lớp học đông người.
+ Hạn chế: PP thuyết trình cũng có những hạn chế, như:
- Thu được rất ít thông tin phản hồi từ phía người học, chủ yếu sử dụng cơ chế ghi nhớ và tái tạo tri thức của người học. Sự lạm dụng PP này có thể biến người học thành người nghe thuần túy, không cần phải tư duy.
- Qua bài thuyết trình, mức độ lưu giữ thông tin của người học không cao.
- Tính các thể qua bài thuyết trình thấp, vì người dạy dùng một PP chung cho cả lớp học, DH đồng loạt.
- Người học ít có điều kiện tham gia tích cực qua bài thuyết trình, người học gần như thụ động qua bài học.
- Nếu nội dung bài thuyết trình không thoát ly SGK hoặc tài liệu có sẵn thì người học cảm thấy nghe bài thuyết trình là vô bổ, lãng phí thời gian.