VI. Hoạt động tiếp nố
a) Nội dung biện pháp
Từ những kết quả nghiên cứu (đã trình bày ở chương 1) trong Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học tư duy, Triết học, Giáo dục học về tính tích cực HT, chúng
tôi cho rằng: Tư duy tích cực chỉ nảy sinh khi SV tiếp nhận được nhiệm vụ nhận thức trong DH các yếu tố Giải tích bao gồm: Một mâu thuẫn, một khó khăn, một chướng ngại mà họ cần phải vượt qua, học phải hoạt động trí óc căng thẳng để vượt ra ngoài hoàn cảnh có vấn đề, hoàn cảnh thiếu tri thức PP để giải quyết buộc họ phải biến đổi hoặc cấu trúc lại tri thức đã có.
Vì vậy, từ mục đích tăng cường TTC HT cho SV, với đặc thù của môn Giải tích ở CĐSP Lào, chúng tôi đã lựa chọn sử dụng phần mềm Maple để tác động đến TTC HT thông qua việc làm rõ tác dụng tạo nhu cầu bên trong để SV chiếm lĩnh kiến thức mới:
DH khái niệm:
- Hỗ trợ GV gợi động cơ và tổ chức HĐ hình thành khái niệm:
Nhờ khai thác khả năng minh họa trực quan ... Maple có thể giúp cho SV phát hiện ra, thấy rõ bản chất của những khái niệm toán học khó, trừu tượng như ánh xạ,
hàm số, giới hạn, đạo hàm, nguyên hàm, tích phân, ... Dùng Maple, GV có thể
nhanh chóng tạo ra những đối tượng đa dạng giúp cho SV dễ dàng tiếp cận những đối tượng, so sánh, phát hiện những thuộc tính giống nhau, từ đó khái quát hóa để rút ra định nghĩa khái niệm.
- Hỗ trợ HĐ thể hiện khái niệm:
Maple có thể giúp ta mô phỏng trực quan quá trình dựng, vẽ, tạo ra đối tượng thỏa mãn định nghĩa khái niệm, đặc biệt đối với những khái niệm khó tưởng tượng.
- Hỗ trợ HĐ hệ thống hóa các khái niệm:
Maple có thể giúp ta nhanh chóng xem xét các trường hợp riêng (bằng cách thêm vào yêu cầu), hoặc mở rộng phạm vi (bằng cách giảm bớt yêu cầu); giúp cho SV thấy được những mối quan hệ về ngoại diên của một số khái niệm gần gũi với nhau; ...
DH định lý
Maple có khả năng tạo ra nhiều tình huống (những trường hợp riêng), với chức năng đo đạc, tính toán, kiểm tra ... của Maple, GV có thể giúp cho SV nhận xét, rút ra dự đoán về tính chất chung thể hiện trong những tình huống đó. Do vậy, Maple tạo điều kiện để SV tự phát hiện được tính chất trước khi chứng minh và phát biểu thành định lý.
- Maple hỗ trợ dạy và học giải một số dạng toán khó thông qua dự đoán kết quả, định dạng, ... nên có khả năng gợi ý giúp cho SV tìm ra đường lối giải quyết.
- Khai thác khả năng tính toán phức tạp của Maple để trợ giúp kiểm tra kết quả giải toán.
- Nhờ khả năng "động" bằng cách thay đổi tham số một cách nhanh chóng và liên tục, xoay mô hình, ... mà Maple có thể trợ giúp ta xem xét những trường hợp khi cần phân chia, biện luận bài toán.
Trong khâu đánh giá kết quả học toán, ta có thể dùng các phần mềm trắc nghiệm để tạo ra các câu hỏi và "trộn đề", ...
Biên soạn, vẽ hình, vẽ đồ thị khi viết giáo án toán.
Sử dụng CNTT, internet và phần mềm trợ giúp SV làm quen với việc tự học và công tác nghiên cứu khoa học thông qua việc: khai thác thông tin, giải bài tập (tìm hướng giải hoặc kết quả bài tập), tóm tắt, hệ thống kiến thức, …