- Biện pháp này khai thác được lợi thế của DH PH và GQVĐ, đồng thời tích hợp được những mặt tốt của một số PPDH khác trong quá trình tổ chức hướng dẫn SV HT. Vì vậy, nâng cao được TTC, chủ động, sáng tạo của SV, vì SV được HĐ, được tham gia vào quá trình phát hiện ra những tri thức mới, rèn luyện những kĩ năng mới cho bản thân.
- Biện pháp này đặt người GV vào đúng vị trí là người thiết kế, người sử dụng PPDH để tổ chức, hướng dẫn SV tham gia HĐ nhận thức.
- Để tích cực hóa HĐ HT, cần chú trọng việc SV tham gia khám phá kiến thức mới, đồng thời phải dạy cho SV cách HT chủ động thông qua quá trình PH và GQVĐ.
2.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Ở biện pháp này, GV sử dụng DH PH và GQVĐ theo cách:
Lấy DH PH và GQVĐ làm nòng cốt để thiết kế kịch bản DH; đặc biệt là triệt để khai thác những điểm mạnh của nó; tuân thủ quy trình PH và GQVĐ nhằm: Khuyến khích SV tham gia PH và GQVĐ thông qua quá trình gợi ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, GV tạo điều kiện cho SV tranh luận và tìm tòi phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề. Các tình huống này có thể do GV chủ động xây dựng cũng có thể do lôgic kiến thức của bài học tạo nên.
Phối hợp với hình thức hợp tác theo nhóm để tạo cơ hội, điều kiện cho SV thảo luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân (Có thể không đúng hoặc khác với sự chuẩn bị của GV), giúp SV tham gia tích cực vào việc PH và GQVĐ để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Sử dụng CNTT và phần mềm Maple để hỗ trợ các bước trong quá trình PH và GQVĐ.
Với nòng cốt là DH PH và GQVĐ, GV sử dụng phối hợp với một số PPDH khác trong tiến trình PH và GQVĐ theo 4 bước, thể hiện cụ thể ở từng bước như sau:
Bước 1: Phát hiện, thâm nhập vấn đề:
Để tổ chức SV phát hiện, thâm nhập vấn đề, GV có thể lựa chọn phối hợp sử dụng những PPDH sau:
- Sử dụng PP thuyết trình, PP trực quan, với sự trợ giúp của phương tiện và phần
mềm Maple để tổ chức SV phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề.
- Sử dụng PP thuyết trình, PP vấn đáp để giải thích và chính xác hóa tình huống, giúp SV hiểu đúng vấn đề đặt ra.
- Sử dụng PP thuyết trình để phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu GQVĐ đó.
Trong đó, phần mềm Maple và phương tiện có thể trợ giúp HĐ xem xét trực quan các đối tượng trong tình huống gợi vấn đề, dự đoán các thuộc tính, mối quan hệ giữa các đối tượng, ... Từ đó đưa ra câu hỏi nghi vấn, phát hiện được vấn đề.
Bước 2: Tìm giải pháp:
Khi phân tích vấn đề cần làm rõ mỗi liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm, khi đề xuất và thực hiện hướng GQVĐ cùng với việc thu thập và tổ chức dữ liệu, huy động động tri thức thường hay sử dụng hững PP, kĩ thuật nhận thức, tìm đoán, suy luận như hướng đích, qui lạ về quen, đặc biệt hóa, chuyển qua những trường hợp suy biến, tượng tự hóa, khái quát hóa, suy xuôi, suy ngược tiến, suy ngược lùi …
Phương hướng được đề xuất không phải là bất biến trái lại có thể phải điều chỉnh, có thể bác bỏ cho đến khị hợp lý.
Kết quả của việc đề xuất và thực hiện hướng GQVĐ là hình thành được một giải pháp. Việc tiếp theo là kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp và tìm giải pháp tối ưu nhất.
Để tổ chức SV tìm đường lối GQVĐ, GV có thể lựa chọn sử dụng những PPDH: Đàm thoại PH và GQVĐ có kết hợp PP hợp tác theo nhóm, thuyết trình, vấn
đáp và khai thác sự trợ giúp của phương tiện và phần mềm Maple.
Trong đó, ở các bước 1, 2 và 4, phần mềm Maple và phương tiện có thể trợ giúp HĐ tìm tòi đường lối giải quyết dưới dạng "thử và sai", giúp cho SV dự đoán và điều chỉnh được hướng suy nghĩ tiếp theo, ... Từ đó hình thành giải pháp đúng đắn để GQVĐ.
Bước 3: Trình bày giải pháp:
Khi đã giải quyết được vấn đề đặt ra SV phải trình bày lại toàn bộ quá trình phát hiện vấn đề và giải pháp GQVĐ.
Để tổ chức SV trình bày cách thức GQVĐ, GV có thể lựa chọn sử dụng những PPDH: Vấn đáp có kết hợp với thuyết trình, dùng phương tiện đồ dùng DH (bảng phụ, trình chiếu) để hỗ trợ.
Trong đó, phần mềm Maple và computer có thể trợ giúp HĐ vẽ hình, vẽ đồ thị, sơ đồ hóa quá trình GQVĐ, mô tả quá trình các bước giải quyết, ...
Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp:
Ở bước này, GV tổ chức SV nhìn nhận lại toàn bộ quá trình GQVĐ; Tìm hiểu những trường hợp riêng, khả năng ứng dụng hệ quả; Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự hóa, khái quát hóa, lật ngược vấn đề … và giải quyết (nếu có thể).
Để tổ chức SV đánh giá quá trình GQVĐ, mở rộng phát triển vấn đề, GV có thể lựa chọn sử dụng những PPDH: Vấn đáp có kết hợp thuyết trình, HĐ nhóm và
khai thác sự trợ giúp của phương tiện và phần mềm Maple.
Bắt đầu