VI. Hoạt động tiếp nố
2.2.3. BIỆN PHÁP 3: VẬN DỤNG PPDH CÓ SỰ TRỢ GIÚP CỦA PHẦN MỀM MAPLE TRONG DH GIẢI TÍCH Ở TRƯỜNG CĐSP LÀO.
2.2.3.1. Cơ sở khoa học và mục đích của biện pháp
Các trường CĐSP ở bất kì nơi nào đều coi trọng việc dạy chữ, dạy nghề. Đó là nhiệm vụ bắt buộc, nên việc thay đổi PP dạy và học là cần thiết. Thế kỉ 21 được nhìn nhận là thế kỉ của tri thức và CNTT, các nhà sư phạm, nói riêng là GV trực
tiếp giảng dạy Toán cần có hiểu biết đúng đắn và kỹ năng vận dụng những PPDH cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của xã hội và thời đại.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của CNTT & Truyền thông, những phần mềm toán học như Maple, Mathematica, G.Sketchpad, G. Cabri, GeoGebra, Matlab, Mathcad, ... ngày càng góp phần hỗ trợ tốt hơn việc nghiên cứu, giảng dạy và HT môn Toán.
Phần mềm Maple là kết quả của nhóm các nhà khoa học trường Đại học Waterloo - Canada và là một trong những bộ phần mềm toán học được sử dụng rộng rãi hiện nay. Với những ưu điểm nổi bật là có môi trường tính toán rất phong phú (cả trực tiếp với liệu đơn và lập trình giải toán), nên Maple có thể hỗ trợ đối với hầu hết những lĩnh vực của toán học như: Giải tích, Đại số, …
Chẳng hạn, nhờ Maple, ta có thể dễ dàng tính được các giá trị gần đúng, rút gọn biểu thức, giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, tính giới hạn, tích phân của hàm số, vẽ đồ thị, tính diện tích, thể tích, biến đổi ma trận, khai triển các chuỗi, tính toán thông kế, xử lí số liệu, số phức, phương trình vi phân, phương trình đạo hàm riêng, … Hơn nữa, sử dụng khả năng lập trình với Maple, ta có thể giải nhiều bài toán với cấu trúc chương trình không quá phức tạp.
Thực tiễn cho thấy việc sử dụng CNTT và các phần mềm toán học có những lợi ích nhất định trong việc hỗ trợ DH Toán:
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy của GV; giúp tiết kiệm thời gian nhờ đạt được năng suất cao hơn.
+ Làm hệ thống bài tập dành cho SV trở nên phong phú và sinh động hơn.
+ Tiết kiệm công sức và thời gian tính toán ở những tình huống cần thiết, giúp SV có thể hiểu sâu hơn bài giảng ở lớp và dễ dàng liên hệ với thực tế.
Nếu biết khai thác một cách hiệu quả của CNTT (computer và những phần mềm), chúng ta có thể gợi ý và giúp đỡ SV đi sâu tìm tòi, sáng tạo trong HT và nghiên cứu, cụ thể là xây dựng được những đề tài nghiên cứu khoa học ở mức độ ban đầu.
CNTT và thiết bị hiện đại được phối hợp tích cực trong DH, trợ giúp người dạy soạn ra những giáo án có hình thức đa dạng hơn, GV nắm vững kỹ năng của CNTT sẽ dễ dàng tạo hứng thú cho SV. Từ đó SV sẽ tham gia bài học tốt hơn.
Sử dụng CNTT và phương tiện trợ giúp vào thiết kế bài dạy và giảng dạy là một cách làm thích hợp góp phần tích cực hóa HĐ HT của SV, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường sư phạm hiện nay.
Hơn nữa, được trang bị và sử dụng CNTT làm công cụ hỗ trợ, SV CĐSP sẽ có thể vận dụng trong quá trình dạy Toán phổ thông ở THCS.
Như vậy, việc khai thác, sử dụng CNTT trong DH giúp chúng ta có thể thực hiện được nguyên lý của việc đổi mới PPDH là: Lấy SV làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò là nhà thiết kế, tổ chức và dẫn dắt để SV có thể tự chiếm lĩnh lấy tri thức khoa học. Mặt tích cực HT đạt được nhờ sự trợ giúp của CNTT, phương tiện và phần mềm thể hiện ở:
+ CNTT góp phần tạo nên hứng thú, sự chủ động và tích cực hơn cho người học trong;
+ CNTT trợ giúp sự tương tác tích cực giữa GV - SV - SV. + CNTT tạo điều kiện thực hiện mục tiêu và nội dung DH.
+ CNTT tạo điều kiện hỗ trợ và tăng cường hiệu quả của PPDH.
+ CNTT tạo nên nguồn tư liệu mở, tăng cường cơ hội cho người dạy và người học khai thác tư liệu đa dạng và kịp thời.
+ CNTT tạo ra các công cụ hỗ trợ giúp đánh giá chất lượng giáo dục một cách khách quan và chính xác hơn, nhờ đó mà SV tích cực HT hơn.
Tuy nhiên, ở Lào, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy không dễ dàng vì trình độ Tin học của một số GV còn hạn chế. Bên cạnh đó, do thiếu tài liệu nên GV ít có cơ hội sử dụng CNTT trong DH.
Mặt khác, bên cạnh những ưu điểm khá rõ nét, thì DH có hỗ trợ của CNTT cũng còn những hạn chế, khó khăn nhất định. Đặc biệt là CNTT và phương tiện không thể thay thế được vai trò tổ chức, gợi ý, hướng dẫn của GV; càng không thể tính toán và suy luận thay cho SV! Vì vậy, để CNTT phát huy được hiệu quả tốt, hạn chế bớt nhược điểm và những khó khăn khi sử dụng kiểu DH này, điều tất yếu là cần khai thác lợi ích của CNTT và phần mềm khi sử dụng để hỗ trợ những PPDH trong mối quan hệ tương hỗ giữa chúng (trình bày ở mục 1.2.5 trong chương 1 của
luận án).
Trong phạm vi của luận án, với đặc thù của Giải tích, với ưu thế của phần mềm Maple, cùng với những phương tiện của CNTT, chúng tôi đã chọn Maple làm công cụ chủ yếu để hỗ trợ DH Giải tích cho SV CĐSP Lào.
2.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp