Quan hệ giữa PPDH hợp tác theo nhóm, PPDH PH và GQVĐ và PPDH phân hóa

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trong dạy học Giải tích ở trường Cao đẳng Sư phạm Nước CHDCND Lào (Trang 38 - 39)

c) Những dấu hiệu đặc trƣng cơ bản của PPDH tích cực (theo [13], [22])

1.2.5.6. Quan hệ giữa PPDH hợp tác theo nhóm, PPDH PH và GQVĐ và PPDH phân hóa

phân hóa

Bản thân PPDH PH và GQVĐ đã mang tính quy trình, được thực hiện từng bước với sự trợ giúp ít nhiều của GV. Đồng thời trong DH chương trình hóa, việc xây dựng chương trình đòi hỏi GV phải mô phỏng quá trình người học PH và GQVĐ HT, và khi SV học theo chương trình đó, thực chất là họ đã tham gia vào việc tiến hành các HĐ PH và GQVĐ. Với nhiều hình thức và cấp độ thực hiện linh hoạt, PPDH PH và GQVĐ đảm bảo việc dạy là phù hợp với đối tượng (phân hóa). Mặt khác DH chương trình hóa (với chương trình rẽ nhánh hợp lý) sẽ giúp cho SV HT theo năng lực cá nhân của mình.

GV có thể tổ chức cho SV PH và GQVĐ theo một chương trình học đã được thiết lập sẵn. Nhờ vậy, tính độc lập của SV được thể hiện, đồng thời sự phân hóa trong HT được đảm bảo chính trong quá trình thực hiện chương trình học của từng SV.

Cách thức phối hợp này có thể sử dụng trong các tình huống luyện tập giải toán mà ở đó tính thuật toán tương đối rõ ràng. Chẳng hạn: Tính đạo hàm của hàm

số tại một điểm theo định nghĩa; Luyện tập PP từng phần để tính tích phân; Giải một số phương trình vi phân ở dạng cơ bản; ...

1.2.5.6. Quan hệ giữa PPDH hợp tác theo nhóm, PPDH PH và GQVĐ và PPDH phân hóa phân hóa

DH PH và GQVĐ có thể áp dụng ngay cả đối với HĐ HT theo nhóm, và khi đó mỗi SV được HĐ theo năng lực của mình trong nhóm. Và nếu như PPDH hợp tác theo nhóm mà được lồng ghép với những câu hỏi, nhiệm vụ mang tính PH và GQVĐ và có sự phân bậc thì sẽ kích thích được mọi SV tích cực tham gia HĐ HT.

GV tổ chức cho SV PH và GQVĐ theo hình thức hợp tác theo nhóm thì sẽ vừa tăng cường được HĐ hợp tác, tính tập thể, lại vừa phát huy được tính sáng tạo độc lập của từng SV trong nhóm. Mặt khác, việc giao nhiệm vụ cho nhóm một cách chi tiết, cụ thể cũng sẽ góp phần thực hiện phân hóa, đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của khả năng của SV.

Cách thức phối hợp này có thể sử dụng một cách hiệu quả khi GV tiến hành dạy lý thuyết và nhất là dạy tiết luyện tập, ôn tập.

1.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC GIẢI TÍCH Ở TRƢỜNG CĐSP LÀO 1.3.1. NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH MÔN GIẢI TÍCH Ở TRƢỜNG CĐSP LÀO

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trong dạy học Giải tích ở trường Cao đẳng Sư phạm Nước CHDCND Lào (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)