c) Những dấu hiệu đặc trƣng cơ bản của PPDH tích cực (theo [13], [22])
1.3.1.2. Nhận xét chương trình và việc thực hiện chương trình
a) Nhận xét:
Chương trình môn học Giải tích đối với SV trường CĐSP Lào có nội dung tương tự như chương trình Giải tích dành cho trường CĐSP ở Việt Nam.
Tuy nhiên, với đối tượng SV Lào, đặc biệt là ở vùng khó khăn như Luông Nặm Thà, thì nội dung này có phần hơi nặng. Chẳng hạn với những nội dung có nhiều khái niệm rất trừu tượng như giới hạn vô cùng, vi phân của hàm nhiều biến số, tích phân suy rộng, tích phân bội, ...
b) Thực hiện chương trình:
Thực hiện đào tạo theo niên chế (trước năm 1996):
Chương trình môn Giải tích với tổng số 80 tiết, thực hiện trong 1 học kỳ, theo một giáo trình Giải tích (bao gồm những nội dung chủ yếu của Giải tích 1, Giải tích 2). Một học kỳ có 16 tuần, trong đó:
- 80 tiết giảng viên giảng dạy trên lớp (tương ứng với 5 tiết/tuần); - 0 tiết sinh viên thực hành trên lớp;
- 0 tiết sinh viên tự nghiên cứu ở nhà.
Thang điểm đánh giá điểm là 10/10.
Môn Giải tích trong một tuần có 5 tiết, giảng viên trực tiếp dạy 80 tiết trên lớp trong học kỳ 1 của năm thứ nhất (không có thời gian dành cho SV thực hành và tự nghiên cứu).
GV cố gắng truyền lại tất cả những gì mình biết cho SV thông qua thuyết trình, giảng giải.
SV nghe và ghi một cách thụ động, trông chờ GV cung cấp kiến thức, thời gian dành cho việc thực hành vận dụng trên lớp rất hạn chế, chủ yếu thông qua một vài ví dụ, bài tập đơn giản do GV đưa ra.
Đặc biệt là, GV ít sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ bài giảng, nên việc minh họa để sinh viên hiểu sâu, hiểu bản chất kiến thức là rất khó khăn và nhiều khi không thể.
Kiến thức SV có được chủ yếu nhờ học bài ghi chép được, đọc sách (giới hạn trong bài học và sách giáo khoa).
Thực hiện đào tạo theo tín chỉ (từ năm 1996 đến nay):
Ở Lào các trường đại học và cao đẳng (trong đó có trường CĐSP Luông Nặm Thà) bắt đầu thực hiện chương trình đào tạo theo hình thức tín chỉ từ năm
1996. Môn Giải tích với tổng số 12 tín chỉ, thực hiện trong 3 học kỳ, bao gồm Giải tích 1, Giải tích 2, Giải tích 3. Mỗi học kỳ 4 tín chỉ, được thực hiện như sau:
Một học kỳ có 16 tuần, trong đó:
- 32 tiết giảng viên giảng dạy trên lớp (tương ứng với 2 tiết/tuần); - 32 tiết sinh viên thực hành trên lớp (tương ứng với 2 tiết/tuần); - 48 tiết sinh viên tự nghiên cứu ở nhà (tương ứng với 3 tiết/tuần).
Tín chỉ là một phương thức đào tạo tỏ ra có nhiều ưu thế so với phương thức đào tạo truyền thống. Thể hiện ở:
Đối với chương trình mới (tín chỉ) thời gian số tiết không bị thu hẹp lại mà được tăng thêm. Trong dạy học tín chỉ môn Giải Tích theo tín chỉ ở trường CĐ Luông Nặm Thà, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, thời gian dành cho giảng viên hướng dẫn sinh viên học tập trên lớp được rút ngắn, thời gian dành cho SV tự học, tự nghiên cứu được tăng lên. Kiến thức và kỹ năng của SV có được thông qua nội dung giảng dạy của giảng viên và hoạt động tự học.
Thang điểm đánh giá kết quả học tập được tính theo hệ thống điểm phân loại từ F đến A. Trong đó SV được đánh giá nhiều mặt trong quá trình học tập (số tiết
tham gia học tập, điểm kiểm tra định kỳ, báo cáo hoạt động nhóm, điểm thi học phần), do vậy cũng tác động đến tính chủ động, tích cực, thái độ học tập của SV.
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ môn Giải Tích, sinh viên được tạo điều kiện để thực sự trở thành người đàm phán tích cực và có hiệu quả: với chính mình trong quá trình học tập, với mục tiêu học tập, với các thành viên trong nhóm và trong lớp học, và với người dạy. Đối với đào tạo theo tín chỉ thời gian sinh viên tự học nhiều hơn, tăng cường hợp tác trong học tập. Sinh viên không chỉ là những người thu nhận kiến thức thụ động từ giáo viên và từ sách vở mà điều quan trọng là họ phải là những người biết cách học như thế nào.
- Mọi nội dung giảng dạy của giáo viên, mọi nội dung tự học, tự nghiên cứu của SV liên quan đến Giải tích được đưa vào nội dung các bài kiểm tra thường xuyên và các bài thi hết môn học.
tín chỉ số tiết tăng lên nhiều so với chương trình cũ chỉ có 80 tiết dạy trên lớp của GV; bởi lẽ trong chương trình mới, có thêm số 2 tiết thực hành và 3 tiết tự nghiên cứu, trong khi GV dạy trên lớp chỉ có 2 tiết/tuần. Để học chương trình môn Giải tích theo hình thức tín chỉ, SV phải chủ động xây dựng kế hoạch học tập, tìm hiểu nội dung, chương trình, cách thức kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu kỹ đề cương môn học mà GV đưa ra.
Tuy nhiên, trong quá trình các trường đại học và cao đẳng của Lào thực hiện đào tạo theo tín chỉ từ năm 1996 đến nay, bên cạnh những ưu điểm nói trên, chúng tôi cũng gặp những khó khăn, hạn chế nhất định, nói riêng là trong việc dạy và học Giải tích với trường CĐSP Luông Nặm Thà (với đối tượng SV ở miền núi của Lào). Do vậy để tăng cường hiệu quả của hình thức đào tạo này, cần thiết phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực HT của SV ở trường CĐSP Luông Nậm Thà. Vì vậy, nghiên cứu của đề tài cũng góp phần thực hiện tốt đào tạo theo tín chỉ.