c) Những dấu hiệu đặc trƣng cơ bản của PPDH tích cực (theo [13], [22])
1.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC GIẢI TÍC HỞ TRƢỜNG CĐSP LÀO 1 NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH MÔN GIẢI TÍCH Ở TRƢỜNG CĐSP LÀO
1.3.1.1. Nội dung chƣơng trình
Nội dung chương trình môn Giải tích ở trường CĐSP Lào
Chương trình đào tạo theo niên chế (trước năm 1996):
Chương trình được thể hiện trong một giáo trình Giải tích chung, được thực hiện giảng dạy trong 80 tiết ở một học kỳ (học kỳ 1 trên tổng số thời gian học 6 học kỳ đối với SV CĐSP Lào).
Chương trình đào tạo theo tín chỉ (từ năm 1996 đến nay):
Chương trình được xây dựng thành 3 giáo trình Giải tích 1 ([73]), Giải tích 2 ([74]) và Giải tích 3 ([75]), được thực hiện giảng dạy trong 336 tiết ở 3 học kỳ (trên tổng số 6 học kỳ đào tạo trình độ Cao đẳng) đối với SV CĐSP Lào như sau:
Giáo trình Giải tích 1 (học kỳ I) với nội dung chủ yếu bao gồm những vấn đề cơ bản của giải tích đối với hàm số một biến số (cho đến bài toán tìm nguyên hàm):
+ Dãy số và giới hạn của dãy số;
+ Giới hạn của hàm số, hàm số liên tục;
+ Đạo hàm và vi phân (đối với hàm số một biến số); + Ứng dụng của đạo hàm; khảo sát hàm số.
Giáo trình Giải tích 2 (học kỳ II) với nội dung chủ yếu bao gồm những vấn đề
cơ bản của giải tích đối với hàm số một biến số (tiếp theo cho đến chuỗi hàm):
+ Nguyên hàm (tích phân không xác định). + Những PP tìm nguyên hàm;
+ Tích phân xác định và cách tính tích phân; + Ứng dụng của tích phân;
+ Chuỗi số và chuỗi hàm.
Giáo trình Giải tích 3 (học kỳ III) với nội dung chủ yếu bao gồm những vấn đề cơ bản của giải tích đối với hàm số một biến số (tiếp theo cho đến phương trình vi phân); đồng thời đưa vào một số vấn đề của Giải tích đối với hàm nhiều biến số:
+ Hàm nhiều biến số (giới hạn, tính liên tục, đạo hàm và vi phân); + Tích phân nhiều lớp;
+ Tích phân đường; + Tích phân mặt;