2. HμNH VI SứC KHOẻ Vμ NHữNG YếU Tố ảNH HƯởNG 1 Hành vi sức khỏe
2.2.1. Những yếu tố tiền đề (Predisposing factors)
Những yếu tố tiền đề là yếu tố bên trong của cá nhân đ−ợc hình thành trên cơ sở kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị, chuẩn mực xã hội của mỗi cá nhân. Nhóm yếu tố này quyết định cách ứng xử của chúng ta, cho ta những suy nghĩ, những cảm xúc đối với thế giới xung quanh.
− Kiến thức th−ờng bắt nguồn từ sự học tập, trải nghiệm. Kiến thức là sự hiểu biết, kinh nghiệm đ−ợc tổng hợp, khái quát hóa. Chúng ta tiếp thu kiến thức từ cha mẹ, giáo viên, bạn bè, sách vở, báo chí, phim ảnh. Ng−ời ta th−ờng có thể kiểm tra kiến thức của mình đúng hay không đúng, ví dụ thò tay vào bếp lửa sẽ có cảm giác về nóng và đau. Sự trải nghiệm này sẽ ngăn ngừa cho ng−ời đó không lặp lại hành động t−ơng tự. Ng−ời ta có thể chứng kiến một ng−ời không đội mũ bảo hiểm đi xe máy bị tai nạn rồi tử vong do chấn th−ơng ở đầu. Từ kinh nghiệm này họ học đ−ợc rằng nếu đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm thì rất nguy hiểm và cần phải thận trọng hơn khi đi xe máy.
− Thái độ thể hiện một phản ứng, quan điểm của cá nhân đối với một ng−ời, sự kiện, quan điểm nào đó. Nó phản ánh những gì ng−ời ta thích hoặc không thích, ủng hộ hoặc không ủng hộ. Thái độ bắt nguồn từ những trải nghiệm của bản thân hoặc từ những ng−ời thân. Thái độ biểu hiện sự thích thú, tin t−ởng, ủng hộ điều này hoặc đề phòng, cảnh giác với điều khác của chúng ta. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ng−ời ta không luôn ứng xử theo thái độ của họ.
− Niềm tin là sự tin t−ởng chắc chắn rằng một sự kiện, quan điểm là đúng, là có thật mặc dù có thể không đúng, không có thật. Niềm tin này th−ờng do cha mẹ, ông bà, và những ng−ời thân mà ta th−ơng yêu, kính trọng truyền đạt, khuyên bảo hoặc có đ−ợc từ kinh nghiệm bản thân. Ng−ời ta th−ờng có xu h−ớng tiếp nhận niềm tin mà không kiểm chứng lại xem niềm tin đó có đúng không.
Ví dụ: Có những nhóm ng−ời cho rằng phụ nữ có thai không nên ăn thịt một số động vật vì nếu ăn đứa trẻ sau này sinh ra có thể có hành vi hoặc một số đặc điểm giống nh− con vật mà ng−ời mẹ đã từng ăn. Có nhiều bà mẹ tin rằng khi có thai nếu ăn quá nhiều thì sẽ khó đẻ vì đứa con quá to.
Những niềm tin thiếu cơ sở khoa học nh− thế làm cho bà mẹ có những hành vi có hại cho sức khỏe của chính họ và con cái họ. Niềm tin là một phần của cuộc sống con ng−ời. Mỗi cộng đồng, mỗi nhóm ng−ời có thể có những niềm
tin khác nhau, trái ng−ợc nhau. Niềm tin của con ng−ời th−ờng khó thay đổi. Một khi bạn hiểu rằng niềm tin có ảnh h−ởng đến sức khỏe nh− thế nào thì bạn mới có thể có kế hoạch phù hợp cho sự thay đổi những niềm tin có hại này. Nếu niềm tin không ảnh h−ởng xấu đến sức khỏe thì không nhất thiết phải thay đổi. Nếu can thiệp quá nhiều đến niềm tin của ng−ời dân có thể làm giảm mức độ cộng tác của họ với cán bộ y tế.
− Giá trị xã hội: Trong khoa học xã hội, giá trị đ−ợc coi là những mối quan tâm, sở thích, bổn phận, trách nhiệm, −ớc muốn, nhu cầu và nhiều hình thái khác của định h−ớng lựa chọn. Mọi giá trị d−ờng nh− chứa đựng một số yếu tố nhận thức. Chúng có tính chất h−ớng dẫn và định h−ớng. Khi đ−ợc nhận thức một cách đầy đủ, các giá trị sẽ trở thành những tiêu chuẩn cho sự −a thích, lựa chọn và phán xét. Vậy giá trị là điều mà con ng−ời cho là đúng đắn, là đáng có, mà chúng ta −a thích, chúng ta cho là quan trọng để định h−ớng cho các hành động của chúng ta. Giá trị xã hội chính là điều đ−ợc cộng đồng, xã hội coi là tốt đẹp và có ý nghĩa, nó làm cơ sở để phán xét các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của con ng−ời.
Phần lớn các giá trị cơ bản của xã hội đ−ợc con ng−ời tiếp nhận ngay khi còn nhỏ thông qua gia đình, nhà tr−ờng, bạn bè, thông tin đại chúng và các nguồn khác. Những giá trị này trở thành một phần của nhân cách con ng−ời. Vì giá trị chỉ ra cái gì là phù hợp, cái gì không phù hợp với cá nhân, với cộng đồng, với xã hội, nên chúng đồng thời chấp nhận những kiểu hành vi phù hợp và phủ nhận những hành vi khác không phù hợp với giá trị xã hội.
− Chuẩn mực: Là những mong đợi, những yêu cầu, những qui tắc xã hội đ−ợc ghi nhận bằng lời, bằng chữ viết, bằng kí hiệu để định h−ớng hành vi các thành viên trong xã hội. Chúng xác định rõ cho con ng−ời cái gì nên làm, cái gì không nên làm và phải xử sự thế nào cho đúng trong các tình huống. Nếu giá trị là những quan niệm khá trừu t−ợng về điều quan trọng, cái đáng giá, thì chuẩn mực là các tiêu chuẩn, qui −ớc, h−ớng dẫn đối với hành vi cụ thể, thực tế của con ng−ời. Giá trị ít bị chi phối bởi hoàn cảnh hơn, có tính khái quát hơn, còn chuẩn mực th−ờng liên kết các giá trị với các sự kiện thực tế. Chuẩn mực quan trọng nhất đối với mọi xã hội là pháp luật. Đây là những chuẩn mực có tính pháp chế. Nó qui định những hành vi đ−ợc phép và không đ−ợc phép thực hiện, trong đó có các hành vi sức khỏe. Ví dụ: khi “cộng đồng khỏe
mạnh” là giá trị xã hội, thì không hút thuốc lá ở nơi công cộng, vệ sinh môi
tr−ờng quanh hộ gia đình... là các chuẩn mực.
− Yếu tố văn hóa đ−ợc hình thành và phát triển trong mối quan hệ giữa con ng−ời và xã hội, nó cũng chính là tổng hòa của các yếu tố vừa nêu trên có ảnh h−ởng nhiều đến hành vi của ng−ời dân. Mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng của mình. Nó đ−ợc biểu hiện qua cách sống của họ. Hành vi là một trong những khía cạnh của văn hóa và ng−ợc lại, văn hóa có ảnh h−ởng sâu sắc đến niềm tin, thái độ, chuẩn mực. Tùy theo văn hóa mà cách ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe... có những nét riêng. Việc hiểu biết toàn diện về văn hóa của một cộng đồng có thể giúp cho ng−ời cán bộ y tế xác định đúng các yếu tố ảnh h−ởng tới hành vi sức khỏe, từ đó
làm tốt công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe của mình, góp phần làm cho quá trình NCSK đạt đ−ợc mục đích.