Các mục tiêu

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 50 - 52)

- Chứng kiến từ bạn bè, ng−ời thân Thông tin từ các ph−ơng tiện

1. CáC PHƯƠNG THứC TIếP CậN NÂNG CAO SứC KHOẻ

1.4.1. Các mục tiêu

WHO đã khẳng định NCSK là tạo điều kiện cho ng−ời dân tăng c−ờng khả năng kiểm soát đ−ợc cuộc sống của chính mình. Trao quyền đ−ợc sử dụng để mô tả cách tiếp cận nhằm tăng c−ờng khả năng của ng−ời dân trong việc thay đổi hoàn cảnh thực tế của chính mình. Cách tiếp cận này giúp con ng−ời xác định đ−ợc các mối quan tâm của họ, có đ−ợc các kĩ năng và niềm tin để hành động vì sức khỏe của mình. Đây là ph−ơng pháp NCSK duy nhất bắt nguồn từ chính mỗi cá nhân đòi hỏi ng−ời làm công tác NCSK có nhiều kĩ năng khác nhau. Thay vì đóng vai trò là chuyên gia nh− ở các

biện pháp khác, ng−ời làm công tác sức khỏe ở đây trở thành ng−ời h−ớng dẫn, có chức năng hỗ trợ, khởi x−ớng vấn đề, khuyến khích mọi ng−ời thực hiện và dần dần rút lui khi đã đạt kết quả mong muốn.

Khi nói về trao quyền, chúng ta cần phải phân biệt giữa trao quyền cho cá nhân và trao quyền cho cộng đồng. Trao quyền cho cá nhân đ−ợc sử dụng trong một số tr−ờng hợp nhằm mô tả các biện pháp tăng c−ờng sức khỏe dựa trên việc t− vấn, lấy ng−ời dân có nhu cầu về sức khỏe (khách hàng) làm trung tâm nhằm tăng c−ờng khả năng kiểm soát cuộc sống của chính họ. Đối với những ng−ời đ−ợc trao quyền, họ cần phải:

− Nhận biết và hiểu đ−ợc tình trạng hạn chế về khả năng thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe của mình.

− Nhận biết rõ về tình trạng của mình để từ đó có mong muốn thay đổi.

− Cảm thấy có khả năng thay đổi tình hình thông qua việc đ−ợc cung cấp thông tin, hỗ trợ và trang bị các kĩ năng sống.

1.4.2. Các phơng pháp

Các nội dung chính của ph−ơng pháp này có thể rất quen thuộc đối với nhiều y tá chăm sóc bệnh nhân, với giáo viên làm công tác nâng cao tính tự giác của học sinh và đối với những ng−ời làm công tác sức khỏe khác. Chúng có thể mang các tên gọi khác nhau nh− “ph−ơng pháp lấy khách hàng làm trung tâm”, “hỗ trợ” hay “tự chăm sóc” nh−ng về bản chất là nh− nhau. Vai trò của ng−ời làm công tác NCSKlà giúp đỡ đối t−ợng đích xác định đ−ợc những vấn đề sức khỏe và các chiều h−ớng thay đổi.

Phát triển cộng đồng trong y tế công cộng là một ph−ơng pháp t−ơng tự để trao quyền cho các nhóm bằng cách xác định những vấn đề của họ, cùng làm việc với họ để lập ch−ơng trình hành động nhằm giải quyết vấn đề sức khỏe. Công tác phát triển cộng đồng là một công việc mất nhiều thời gian, và những ng−ời làm công tác y tế cần xác định −u tiên cho những việc chính.

1.4.3. Đánh giá

Đánh giá trong cách tiếp cận này là một việc làm t−ơng đối khó khăn, một phần là do quá trình trao quyền làm chủ và thiết lập mạng l−ới NCSK cơ bản là một quá trình lâu dài. Do đó khó có thể chắc chắn rằng các thay đổi có đ−ợc là do can thiệp này chứ không phải do các yếu tố khác tạo nên. Ngoài ra, kết quả tích cực của một biện pháp nh− vậy có thể rất mơ hồ và khó xác định, đặc biệt là khi so sánh chúng với những kết quả của các biện pháp khác, nh− các mục tiêu hoặc thay đổi về hành vi mà có thể xác định đ−ợc số l−ợng của chúng. Đánh giá có thể đ−ợc dựa trên mức độ thực hiện đ−ợc mục tiêu cụ thể (đánh giá kết quả) và mức độ mà nhóm đó đã đạt đ−ợc về việc thực hiện các hành động mong muốn (đánh giá quá trình).

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)