B−ớc 1: Trao đổi và bàn bạc với cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 90 - 91)

- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ

3. CáC BƯớC THựC HIệN ĐáNH GIá NHU CầU SứC KHOẻ

3.1.1. B−ớc 1: Trao đổi và bàn bạc với cộng đồng

Đầu tiên là tiếp cận, nói chuyện và bàn bạc với những ng−ời sống và làm việc trong cộng đồng để lấy thông tin liên quan mà họ cho là quan trọng. Những gì ng−ời dân quan tâm, những vấn đề sức khỏe nào họ cho rằng cần phải giải quyết? Đánh giá tình hình sức khỏe của cán bộ y tế địa ph−ơng. Đối t−ợng liên quan đến các vấn đề sức khỏe là ai? Tiếp cận các tổ chức, dịch vụ y tế khác; các ban ngành đoàn thể; mạng l−ới cộng tác viên; các thầy thuốc t− nhân; các vị đứng đứng đầu cộng đồng; các giáo viên ... để thu thập thông tin, tìm hiểu, làm rõ các vấn đề liên quan. Các hình thức trao đổi có thể là các buổi họp cộng đồng, thảo luận nhóm trọng tâm hoặc phỏng vấn. Nói chuyện với các lãnh đạo hoặc các thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng.

Ai sẽ là ng−ời mà bạn cần thảo luận hoặc phỏng vấn:

− Những ng−ời làm việc trong cộng đồng có hiểu biết hoặc có chuyên môn về những vấn đề sức khỏe cộng đồng. Ví dụ: các cán bộ y tế địa ph−ơng, nhân viên y tế thôn bản, các thầy thuốc t− nhân, ng−ời đại diện của các cơ quan, ban ngành; ng−ời đứng đầu cộng đồng (tổ tr−ởng dân phố, tr−ởng thôn, cha đạo...); các tình nguyện viên, giáo viên...

− Bàn bạc với cộng đồng để đ−a ra đánh giá chung về các vấn đề sức khỏe đang tồn tại trong cộng đồng. Tuy nhiên quá trình thảo luận không phải lúc nào cũng luôn thành công. Những lí do có thể là một số ng−ời cung cấp thông tin có thể không chủ động tham gia vào quá trình; các kết quả thảo luận có thể bị lãng quên; thời gian hạn chế, địa điểm không thuận lợi làm cho các thông tin thu thập đ−ợc nghèo nàn; có thể do ng−ời tham gia thảo luận không đại diện cho nhóm đối t−ợng đích. Cần chú ý rằng những ng−ời tham gia trao đổi có thể bày tỏ các quan điểm và kinh nghiệm khác nhau với các dạng nhu cầu

khác nhau. Vì vậy cần theo dõi một cách hệ thống trong khi trao đổi để định h−ớng tìm hiểu sâu thêm hoặc triển khai các b−ớc tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)