CáCH TIếP CậN phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 122 - 123)

- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ

3. CáCH TIếP CậN phát triển cộng đồng

3.1. Tập trung vào nhu cầu sức khỏe của cộng đồng

Khác với các vấn đề −u tiên do các nhà chuyên môn xác định ra, PTCĐ bắt đầu với các −u tiên sức khỏe, là nhu cầu sức khỏe của cộng đồng, đ−ợc xác định với sự tham gia tích cực của cộng đồng và phù hợp với cộng đồng. Với những nhu cầu sức khỏe đ−ợc xác định, các ch−ơng trình nâng cao sức khỏe đ−ợc thiết kế và thực hiện trên cộng đồng.

Nhiệm vụ của cán bộ y tế cộng đồng là tạo ra một bức tranh toàn cảnh về sức khỏe cộng đồng, xác định đ−ợc những cá nhân, nhóm ng−ời hoặc nguồn lực đóng vai trò quyết định trong cộng đồng. Cán bộ y tế cộng đồng là ng−ời liên lạc, tiếp xúc với ng−ời dân sống và làm việc tại cộng đồng nhằm xác định các nhu cầu và cùng với các chuyên gia đ−a ra các giải pháp can thiệp.

3.2. Tập trung vào quá trình nâng cao sức khoẻ

Quá trình tạo điều kiện cũng nh− năng lực giúp cộng đồng chủ động NCSK của mình đ−ợc coi là một hoạt động tích cực của phát triển cộng đồng. Đó là sự tăng c−ờng tham gia chủ động, nâng cao sự tự tin và tính tự chủ của ng−ời dân. Trong quá trình đó, cán bộ y tế cộng đồng đóng một vai trò thiết yếu trong việc khuyến khích sự phát triển cá nhân thông qua hoạt động đào tạo, hoạt động nhóm tự hỗ trợ lẫn nhau; phát triển các kĩ năng vận động hành lang để có chính sách, sự ủng hộ tích cực hay làm việc với cộng đồng để huy động nguồn lực và sự tham gia; hỗ trợ đào tạo, phát triển tài liệu đào tạo...

3.3. Tập trung vào những nhóm cộng đồng dễ bị tổn th−ơng, khó khăn

Quá trình PTCĐ −u tiên can thiệp trên những nhóm cộng đồng khó khăn, thiệt thòi, dễ bị tổn th−ơng nh− cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu xa. Thay vì

chỉ tập trung vào yếu tố lối sống cá nhân, PTCĐ tập trung giải quyết những yếu tố xã hội quyết định sức khỏe. Mục đích chính của quá trình này là tạo động lực và khả năng để ng−ời dân cùng hành động tác động lên các yếu tố ảnh h−ởng đến sức khỏe nh− các vấn đề về văn hóa, xã hội, kinh tế và môi tr−ờng. Để làm đ−ợc điều này, các ch−ơng trình sức khỏe cần:

− Tăng c−ờng các hoạt động tăng c−ờng sức khỏe đối với những nhóm đối t−ợng thiệt thòi, khó khăn;

− Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của nhóm ng−ời này; − Củng cố, nâng cao trách nhiệm, bổn phận của dịch vụ;

− Vận động và đại diện cho những mối quan tâm của những nhóm thiệt thòi; − Làm nổi bật các đặc tr−ng của cộng đồng và những ảnh h−ởng đối với các vấn

đề sức khoẻ cụ thể.

Tiếp cận PTCĐ là một quá trình lâu dài, phức tạp. Quá trình này tạo ra triển vọng thay đổi tình trạng sức khỏe cộng đồng nh−ng sẽ gặp không ít khó khăn để đạt đ−ợc điều đó (bảng 14).

Bảng 14. Thuận lợi, khó khăn của tiếp cận PTCĐ

Các thuận lợi của PTCĐ Các khó khăn của PTCĐ

Bắt đầu với những quan tâm của ng−ời dân, vì vậy dễ đạt đ−ợc sự ủng hộ của mọi ng−ời

Tốn nhiều thời gian, công sức Tập trung vào các nguyên nhân căn bản và các yếu

tố ảnh h−ởng tới sức khỏe, không dựa vào các triệu chứng

Các kết quả th−ờng không rõ ràng và khó định l−ợng

Nâng cao nhận thức về các nguyên nhân xã hội của vấn đề sức khỏe

Khó khăn trong việc đánh giá; Nếu không đánh giá đ−ợc, việc cấp ngân sách sẽ gặp khó khăn

Quá trình tham gia của các bên liên quan sẽ cho phép /nâng cao tính tự tin trong cộng đồng

Cán bộ NCSK đôi khi khó xử khi đứng giữa cộng đồng và cơ quan họ làm việc

Quá trình bao gồm những kĩ năng có thể chuyển giao nh− kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động hành lang

Th−ờng tập trung vào một nhóm dân c−

ở mức độ nào đó, chính những ng−ời dân trong cộng đồng cũng sẽ nh− một ng−ời cán bộ làm công tác NCSK tại cộng đồng của mình.

Đôi khi các vấn đề đ−a ra giải quyết mang tính cục bộ địa ph−ơng, thiếu các định h−ớng tổng thể

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)